Điện Biên là một tỉnh miền núi ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách thủ đô Hà Nội gần 500km về phía Tây Bắc và là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc dài hơn 400 km, với hình bị chia cắt mạnh bởi đồi núi, các dân tộc Điện Biên cũng rất đa dạng.
Tại Điện Biên hiện có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống.
Tính đến năm 2021, dân số của tỉnh Điện Biên là 625.100 người với mật độ dân số là 66 người/km². Trong đó, dân số nam là 317.400 người và dân số nữ là 307.700 người; dân số thành thị đạt 95 nghìn người và dân số nông thôn đạt 530.100 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của Điện Biên từ năm 2009 đến năm 2019 là 2%.
Hãy cùng Thổ Địa Điện Biên khám phá các dân tộc Điện Biên đời sống văn hoá của bà con bản địa tại nơi đây nhé.
Mục Lục
- 1 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Người Hà Nhì
- 2 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Dân Số – Tiếng Người Hà Nhì
- 3 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Nguồn Gốc Người Hà Nhì
- 4 Hoạt Động Sản Xuất Và Phương Tiện Vận Chuyển
- 5 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Phong Tục Tập Quán Người Hà Nhì
- 6 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Nhà Của Người Hà Nhì
- 7 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Trang Phục Hà Nhì
- 8 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Bữa Cơm Người Hà Nhì
- 9 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Trang Phục Người Hà Nhì
- 10 Lời Kết
1 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Người Hà Nhì
Người Hà Nhì còn có tên gọi khác: Ha Ni, U Ní, Xá U Ní là một dân tộc sinh sống Tại Việt Nam và là một trong số 54 dân tộc tại Việt Nam, theo Điều tra dân số năm 2019 có 25.539 người.
Cộng đồng dân tộc Hà Nhì tại Điện Biên (gồm 2 ngành Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ) sinh sống chủ yếu, tập trung tại hơn 20 bản thuộc 4 xã Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng, Leng Su Sìn của huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) – vùng cực Tây Tổ quốc.
2 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Dân Số – Tiếng Người Hà Nhì
Tại Điện Biên dân số đồng bào người Hà Nhì khoảng ~6000 người, Người Hà Nhì nói tiếng Hà Nhì, ngôn ngữ thuộc nhóm Lô Lô, trong ngữ tộc Tạng-Miến, ngữ hệ Hán-Tạng.
Theo lời truyền miệng thì người Hà Nhì đã từng có một thứ chữ viết, nhưng thứ chữ này đã bị thất lạc khi di cư từ Tứ Xuyên xuống phía nam. Giờ đây họ sử dụng chữ cái La-tinh làm chữ viết.
3 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Nguồn Gốc Người Hà Nhì
Người ta chưa biết rõ nguồn gốc của người Hà Nhì, tuy tổ tiên họ, tộc người Khương, đã di cư từ vùng cao nguyên Thanh Tạng xuống phía nam từ trước thế kỷ thứ ba.
Theo lời truyền miệng của người Hà Nhì thì họ có nguồn gốc từ người Di (Yi), tách khỏi nhau thành bộ tộc riêng biệt 50 đời về trước.
4 Hoạt Động Sản Xuất Và Phương Tiện Vận Chuyển
Người Hà Nhì chủ yếu trồng lúa, có nơi làm ruộng, có nơi làm nương rẫy. Hà Nhì là một trong những dân tộc có truyền thống khai khẩn ruộng bậc thang và đào mương đắp đập lấy nước, dùng trâu bò cày kéo và làm vườn cạnh nhà…
Chăn nuôi là một nghề phát triển. Các nghề thủ công như đan lát, dệt vải cũng rất phổ biến. Phần đông người Hà Nhì tự túc được vải mặc
Nhìn chung người Hà Nhì ở Việt nam dù ở Miền núi hẻo lánh nhưng trình độ phát triển về nhận thức, học vấn hơn các dân tộc khác.
Phương tiện vận chuyển của người Hà Nhì trước đây phổ biến dùng gùi đeo qua trán, một số nơi dùng ngựa trong việc đi lại và chuyển đồ, hiện tại trên địa bàn bà con chủ yếu sử dụng xe máy, trâu bò làm sức kéo, cũng như di chuyển.
5 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Phong Tục Tập Quán Người Hà Nhì
Người Hà Nhì có nhiều lễ hội trong năm. Ngoài lễ chính là Tết Nguyên đán và Tết thiếu nhi thì còn có Tết người Hà Nhì, lễ Khụ Sự Chà, lễ Gạc Ma Thú, Tết mùa mưa (Dế Khừ Chà) ..v…v…. Ngoài ra có thêm một số lễ cúng nhỏ như: ăn lúa mới (tháng 8), ăn nếp mới (tháng 9)…
5.1 Tết Khụ Sự Chà
Tết Khụ Sự Chà – Tết cổ truyền của cộng đồng người Hà Nhì (thuộc hai nhóm là Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ) diễn ra vào dịp cuối năm, lúc mùa màng, cây lúa trên nương, ngoài ruộng đã thu hoạch xong và bản làng, núi đồi được nhuộm vàng bởi sắc hoa dã quỳ.
Đây là dịp để các gia đình đồng bào dân tộc Hà Nhì sum vầy, đoàn tụ; con cháu báo hiếu tổ tiên, bậc sinh thành; mọi người đi thăm hỏi, cầu chúc cho nhau những điều may mắn giúp tình đoàn kết bản làng càng thêm thắm thiết.
5.1.1 Tên Gọi, Thời Gian Ăn Tết
Theo nghĩa phiên âm của nhóm Hà Nhì Lạ Mí, “Khụ” là năm, “Sự” là mới, “Chà” là ăn tết, “Khụ Sự Chà” là ăn Tết năm mới. Nhóm Hà Nhì Cồ Chồ gọi là Tết Hồ Sự Chà có nghĩa là ăn Tết cơm mới.
Từ hàng chục năm trước, khi người Hà Nhì về vùng đất cực Tây định cư, lập bản, khai hoang đã chọn ngày bắt đầu ăn Tết cổ truyền là ngày Thìn. Trong ý niệm của người Hà Nhì, ngày Thìn là ngày Rồng, ngày mang ý nghĩa rất đẹp, biểu trưng cho sự hưng thịnh và may mắn.
5.1.2 Chuẩn Bị Đón Tết
Để chuẩn bị đón và tổ chức Tết, các gia đình dân tộc Hà Nhì đã chuẩn bị gà, gạo nếp, thêu thùa khăn, may trang phục truyền thống mới cho các thành viên; quét dọn, chỉnh trang nhà cửa, khuôn viên sân vườn.
Sau nghi thức Tết cổ truyền, dân bản hòa mình trong tiếng hát, điệu múa dân tộc Hà Nhì. Sôi động nhất là các trò chơi dân gian như: Đánh cù, đá cầu lông gà… được các chàng trai, cô gái đua tài. Ngày Tết còn tái hiện lại không gian ngôi nhà truyền thống, trưng bày các trang phục, nông cụ; giới thiệu ẩm thực của dân tộc Hà Nhì.
5.1.3 Lưu Giữ Và Phát Huy Truyền Thống
Từ năm 2020, tỉnh Điện Biên chủ trương tổ chức thường niên Lễ hội Tết cổ truyền dân tộc Hà Nhì tập trung tại khu vực bản Tá Miếu (xã Sín Thầu).
Về cực Tây Sín Thầu vào dịp cuối năm, được dự Tết Khụ Sự Chà, du khách sẽ được người dân nơi đây xem như “đứa con của bản”, được cảm nhận văn hóa trọng tình, mến khách, tâm hồn thuần khiết, tính cách cởi mở của người Hà Nhì.
Đặc biệt hơn, du khách sẽ có dịp tìm hiểu những lễ thức độc đáo, giàu bản sắc văn hóa, nét sinh hoạt truyền thống của người Hà Nhì còn gìn giữ, bảo lưu, trao truyền vẹn nguyên trong Tết Khụ Sự Chà.
5.2 Lễ Gạ Ma Thú
Trong kho tàng văn hóa dân gian, lễ Gạ Ma Thú (lễ cúng bản) của cộng đồng dân tộc người Hà Nhì là một trong những nghi lễ tâm linh, tín ngưỡng độc đáo được giữ gìn, trao truyền qua nhiều thế hệ.
Lễ Gạ Ma Thú phản ánh nhiều mặt của cuộc sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng dân tộc Hà Nhì.
Đây là nghi lễ lớn, quan trọng trong năm của cộng đồng người Hà Nhì, được tổ chức vào những ngày con hổ (Khà là), con trâu (Nhù no), con dê (Gió no) của tháng 2 âm lịch hằng năm. Thường sẽ rơi vào khoảng giữa đến cuối tháng 3 dương lịch tuỳ từng năm.
Lễ Gạ Ma Thú nhằm hướng về cội nguồn, tri ân các thế hệ cha ông, tiên tổ đã có công tạo lập, bảo vệ bản làng, tạ ơn trời đất. Các đấng siêu nhiên đã phù hộ cho dân bản mạnh khỏe, vạn vật sinh sôi, phát triển và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình ấm no, hạnh phúc, bản làng đoàn kết.
Lễ Gạ Ma Thú của cộng đồng dân tộc Hà Nhì ở 4 xã của huyện Mường Nhé đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng, đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 446/QĐ-BVHTTDL ngày 29/01/2019.
Những năm qua, chính quyền địa phương đã tích cực phối hợp với ngành Văn hóa tiếp tục bảo tồn, tăng cường các biện pháp quảng bá và phát huy giá trị của di sản này.
6 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Nhà Của Người Hà Nhì
Nhà ở cổ truyền của người Hà Nhì là nhà đất. Bộ khung nhà khá đơn giản. Vì kèo cơ bản là kiểu vì kèo ba cột. Nhà có hiên rộng, người ta còn làm thêm một cột hiên nên trở thành vì bốn cột. Tường trình rất dày.
Nhà có nhà có cửa sổ nhà thì không có, cửa ra vào cũng ít, phổ biến là chỉ có một cửa ra vào mở ở mặt trước nhà và lệch về một bên. Mặt bằng sinh hoạt: nhà thường ba gian, ít nhà bốn gian. Có hiên rộng ở mặt trước nhà. Trong nhà chia theo chiều dọc: nửa nhà phía sau là các phòng nhỏ.
Nửa nhà phía trước để trồng, một góc nhà có giường dành cho khách, ở đây còn có bếp phụ. Trong bếp của người Hà Nhì luôn có một hòn đá, gọi hòn đá là Phu Chu Ma – có nghĩa là “thần bếp”, hay còn gọi là “chủ bếp”. Hòn đá thần thường cao khoảng 40 cm, rộng hơn 20 cm, được chôn sâu trong bếp cạnh nơi nấu nướng đồ ăn.
Hòn đá mang về thờ phải được đào dưới đất lên, nơi nào con người chưa giẫm đạp hay đốt lửa thì mới lấy. Người Hà Nhì tin rằng không cúng thần bếp ngày Tết sẽ bị bắt tội. Hòn đá có ý nghĩa làm chủ đất, không chỉ tết mà mỗi khi vào nhà mới đều phải cúng thần bếp. Nếu trong trường hợp phải chuyển đi nơi khác, phải làm lễ mang hòn đá đi.
7 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Trang Phục Hà Nhì
Phong cách trang phục giống các dân tộc trong cùng nhóm ngôn ngữ, và có phần không điển hình ở phong cách trang trí. Váy đen, chỉ có mũ, khăn hai ống tay và nẹp áo phụ nữ có trang trí. Trang trí ở ống tay giống phong cách Lô Lô và H’mông.
8 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Bữa Cơm Người Hà Nhì
Người Hà Nhì quen dùng cả cơm nếp, cả cơm tẻ trong các bữa ăn hàng ngày, Thực phẩm chủ yếu trước kia từ săn bắt, đánh cá, hái lượm, hiện nay thì là tăng gia sản xuất, trồng trọt chăn nuôi, làm kinh tế.
Vào dịp lễ tết họ thường làm nhiều loại bánh, ưa dùng thịt nướng, thịt xào và đặc biệt thích ăn cháo ấm nấu với thịt gà hoặc thịt lợn.
9 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Trang Phục Người Hà Nhì
Người Hà Nhì tại Điện Biên thuộc nhóm người Hà Nhì Hoa nên trang phục có nét đặc trưng hết sức riêng biệt.
9.1 Trang Phục Nữ Giới
Trang phục truyền thống của người Hà Nhì Hoa là một trong những loại cầu kỳ nhất của người dân tộc vùng cao. Một bộ trang phục đầy đủ của người phụ nữ đồng bào nơi đây bao gồm: áo, mũ, dây lưng, yếm.
Áo có 2 lớp, áo ngắn mặc bên ngoài và áo dài mặc bên trong. Phần tay áo được đặc biệt chú trọng khi may vá. Do đó, khi nhìn vào ống tay áo có thể phân biệt được người phụ nữ có gia đình và những cô gái trẻ.
Phần áo được thêu vá rất cầu kỳ với những màu sắc phổ biến là màu đỏ, màu trắng phối với các đường chỉ màu vàng, màu xanh. Có lẽ do tập tục của người Hà Nhì Hoa sống gần gũi với thiên nhiên, nên trang phục truyền thống cũng mang màu sắc như những bông hoa rừng.
Để trang phục nổi bật hơn, những người phụ nữ đồng bào dân tộc Hà Nhì Hoa thường trang trí phần cổ và viền áo. Trước ngực áo thường gắn hàng cúc bạc. Đi kèm với đó là các đồ trang sức bằng bạc được may như chiếc yếm có gắn 3 hàng cúc bạc hoặc đồng xu trước ngực.
Góp phần trang trí cho trang phục còn có mũ đội đầu. Mũ được làm bằng vải, thêu nhiều hoa văn họa tiết và trang trí thêm các đồng xu bạc, quả bông làm từ các loại chỉ màu rực rỡ.
Điểm nhấn của bộ trang phục của phụ nữ dân tộc Hà Nhì Hoa là màu sắc sặc sỡ được tạo nên bởi kỹ thuật thêu độc đáo thể hiện quan niệm về nhân sinh quan, thế giới quan của họ.
9.2 Trang Phục Nam Giới
Trang phục của nam giới đơn giản và có màu sắc trầm hơn gồm: áo, quần, khăn quấn đầu. Màu sắc chủ yếu là màu đen và màu chàm.
Có hai loại trang phục là trang phục khi lao động gồm: áo ngắn và quần; trang phục dùng trong các dịp lễ tết, cưới hỏi, hội hè có: khăn quấn đầu, áo dài và quần.
Dù là loại trang phục nào cũng đều thể hiện sự giản dị, mạnh mẽ như núi rừng Tây Bắc.
10 Lời Kết
Chào Các bạn, trên đây là một số thông tin về văn hoá, và những nét đặc trưng của dân tộc Hà Nhì một trong 19 các dân tộc Điện Biên đang cùng sinh sống của Thổ Địa Điện Biên.
Hãy cùng tìm hiểu thêm các dân tộc khác đang cùng sinh sống tại Điện Biên ở bên dưới link nhé.
——->>> Xem thêm Dân tộc Khơ – Mú
——->>> Xem thêm Dân tộc H’Mong
——->>> Xem thêm Dân tộc Lự
—->>> City Tour du lịch Điện Biên 3n2đ tại đây
—->>> City Tour du lịch Điện Biên 2n1đ tại đây
Những di tích lịch sử cách mạng này mãi mãi là minh chứng cho sự tồn tại và phát triển bền vững của mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng.
Xem thêm Tour Du Lịch Điện Biên cùng Thổ địa tại đậy
CÔNG TY TNHH TMDV DU LỊCH PHAN THÀNH TÂY BẮC
Số 79 Tổ 5 Phường Mường Thanh, Thành Phố Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên
0789.117.227
phanthanhtaybac@gmail.com
https://www.facebook.com/dulichdienbiencungthodia