Điện Biên là một tỉnh miền núi ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách thủ đô Hà Nội gần 500km về phía Tây Bắc và là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc dài hơn 400 km, với hình bị chia cắt mạnh bởi đồi núi, các dân tộc Điện Biên cũng rất đa dạng.
Tại Điện Biên hiện có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống.
Tính đến năm 2021, dân số của tỉnh Điện Biên là 625.100 người với mật độ dân số là 66 người/km². Trong đó, dân số nam là 317.400 người và dân số nữ là 307.700 người; dân số thành thị đạt 95 nghìn người và dân số nông thôn đạt 530.100 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của Điện Biên từ năm 2009 đến năm 2019 là 2%.
Hãy cùng Thổ Địa Điện Biên khám phá các dân tộc Điện Biên đời sống văn hoá của bà con bản địa tại nơi đây nhé.
Mục Lục
- 1 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Người Lào
- 2 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Nguồn Gốc Dân Tộc Lào
- 3 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Dân Số và Ngôn Ngữ Người Lào
- 4 Hoạt Động Sản Xuất Và Phương Tiện Vận Chuyển
- 5 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Phong Tục Tập Quán Đặc Trưng
- 6 Nhà Truyền Thống Của Người Lào
- 7 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Ẩm Thực Người Lào
- 8 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Trang Phục Người Lào
- 9 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Ma Chay
- 10 Lời Kết
1 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Người Lào
Tại Việt Nam, người Lào còn có tên gọi là còn gọi tên khác là Lào Bốc hoặc Lào Nọi, Thay, Thay Duổn, Thay Nguồn, Phu Thay, Phu Lào, được xếp vào nhóm dân tộc Lào trong 54 dân tộc anh em, trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Dân tộc Lào sinh sống tập trung tại một số khu vực thuộc các huyện Điện Biên và Điện Biên Đông.
Có lẽ do địa bàn sinh sống thuận lợi hơn, nên các bản người Lào ở huyện Điện Biên ngày nay có đời sống kinh tế khá phát triển. Đặc biệt hơn cả là trong quá trình sống hòa đồng với cộng đồng các dân tộc trên địa bàn, họ vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống khá riêng biệt.
2 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Nguồn Gốc Dân Tộc Lào
Cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào khẳng định được thời điểm đồng bào dân tộc Lào đã đến sinh sống tại Điện Biên. Tuy nhiên, người ta đều cho rằng từ Vương quốc Lào xưa, một vài nhóm người dân tộc Lào đã theo các nhánh sông suối di cư tới Điện Biên, để tìm vùng đất thích hợp cho canh tác lúa nước.
Một trong số các nhóm ấy đã chọn vùng đất bên sông Nậm Núa làm nơi sinh sống, để rồi định cư cho đến tận bây giờ, đến hiện tại, người Lào sinh sống tập trung ở 23 bản thuộc 9 xã của hai huyện Điện Biên và Điện Biên Đông.
3 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Dân Số và Ngôn Ngữ Người Lào
Tại Điện Biên người Lào sinh sống tập trung ở 23 bản thuộc 9 xã của hai huyện Điện Biên và Điện Biên Đông. với dân số là 4.564 người vào năm 2009, cho tới nay số liệu có thể đã thay đổi nhiều.
Ngôn ngữ dân tộc Lào thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái (hệ ngôn ngữ Thai – Ka Đai) ở Việt Nam.
4 Hoạt Động Sản Xuất Và Phương Tiện Vận Chuyển
Người Lào làm ruộng nước với kỹ thuật dẫn thuỷ nhập điền hợp lý, vì vậy thường sống quần tụ bên các dòng sông, con suối thành các bản có từ vài chục đến hàng trăm hộ gia đình. Nguồn nước với họ vô cùng quan trọng. Ngoài ra họ còn làm nương, chăn nuôi gia súc, gia cầm, tiểu thủ công nghiệp gia đình đặc biệt phát triển.
Họ làm gốm bằng bàn xoay với các chum vại, vò, ché, nồi với chất lượng tốt. Nghề dệt thổ cẩm tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, thể hiện thẩm mỹ tinh tế. Nghề rèn nghề chạm bạc…v..v… cũng góp phần thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình.
Hái lượm có vai trò nhất định đối với đời sống kinh tế của người Lào.
Phương tiện vận chuyển của người Lào chủ yếu là gùi, gánh đôi dậu. Đặc biệt họ giỏi đi thuyền trên sông, ở một số nơi họ còn sử dụng ngựa thồ.
5 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Phong Tục Tập Quán Đặc Trưng
Sau quá trình định cư, lập bản, người Lào ở đây đã xây dựng, gìn giữ, bảo tồn được một nền văn hóa rất phong phú, đa dạng với những nét văn hóa rất riêng, thể hiện qua phong tục, tập quán, các nghi lễ truyền thống.
Người Lào theo phật lịch và ăn tết của họ vào tháng 4 âm lịch hàng năm (bun pi may). Hàng tháng vào ngày rằm và ba mươi có tục dân lễ lên tháp theo nghi thức Phật giáo, lễ vật chỉ có hoa quả.
Họ cũng có nhiều nghi thức tín ngưỡng khác liên quan đến nông nghiệp như: Lễ cầu mưa ( lễ té nước), Lễ chọn đất làm nhà, Lễ cúng bản, Lễ mừng cơm mới..v…v..
5.1 Lễ Cầu mưa (Bun Huột Nặm)
Bun huột nặm hay còn gọi là lễ cầu mưa là một nghi lễ trong dịp Tết truyền thống của cộng đồng dân tộc Lào trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc Lào, bởi người dân quan niệm đó là dịp để cầu trời cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, phát triển.
5.1.1 Ý Nghĩa
Bun huột nặm cũng là dịp tẩy rửa những điều không tốt của năm cũ, để bước sang một năm mới nhiều may mắn cho các thành viên, các gia đình và cộng đồng.
Bun huột nặm còn là dịp để người dân thể hiện sự sáng tạo của mình qua những trò chơi dân gian, những điệu múa truyền thống đặc trưng riêng của dân tộc Lào.
Theo tiếng Lào, “Bun” có nghĩa là lễ hội hoặc tết hay còn có nghĩa là phúc, “huột” là té, “nặm” là nước. “Bun huột nặm” được hiểu là lễ hội té nước hoặc Tết té nước.
5.1.2 Nghi Lễ
Lễ hội Bun huột nặm gồm 2 phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ thường bắt đầu với các nghi lễ cúng bản, cúng tổ tiên.
Trước khi diễn ra các hoạt động lễ hội sôi nổi, người Lào sẽ tổ chức cúng bản, cúng tổ tiên để tống tiễn mùa khô, tẩy rửa những điều xui xẻo trong năm cũ và cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa, vạn vật sinh sôi, người dân trong bản được ấm no, hạnh phúc.
Cúng bản, cúng thần linh là một nghi lễ tâm linh sâu sắc của người Lào, thể hiện sự biết ơn các thần linh, tổ tiên đã ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, con người mạnh khỏe, may mắn.
Sau khi lễ cúng kết thúc, thầy mo sẽ dùng một thứ nước thơm được chế từ cây cỏ, vảy lên người tất cả những ai có mặt ở buổi lễ để cầu may. Những người già sẽ thực hiện nghi thức cầu may mắn gọi là “Phúk Khen” – lễ “buộc chỉ cổ tay” cho mọi người.
Nghi lễ này cầu cho mọi người may mắn, mạnh khỏe, bình an. Sợi chỉ buộc cổ tay còn mang ý nghĩa nối liền sự gắn kết cộng đồng từ dòng họ này đến dòng họ kia, từ dân tộc này đến dân tộc khác, thể hiện sự thương yêu bền chặt, lâu dài.
Người dân quan niệm, trong phần nghi lễ này, ai được buộc nhiều chỉ ở cổ tay thì người đó càng may mắn. Đặc biệt, để thể hiện lòng mến khách của người dân địa phương, những chiếc vòng may mắn thường dành tặng riêng cho khách khi đến thăm bản.
5.1.4 Phần Hội
Phần hội diễn ra với các trò chơi dân gian đặc sắc của riêng dân tộc Lào, như: Rùa ấp trứng (tấu phắc sá – táu lasa), hổ vồ lợn (xưa khốp mu), rắn bắt ngóe (ngù kin khiết), múa bắt chân bắt đầu (phăn viêng), hái dưa chín (pít mắc tanh), múa lam vông…
Đây là các trò chơi dân gian tái hiện quá trình định cư, lập bản của người Lào và đều bắt nguồn từ cuộc sống lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên, chống thiên tai địch họa, bảo vệ mùa màng, bảo vệ cuộc sống của cộng đồng.
Để ghi nhận và gìn giữ những nét văn hóa truyền thống, ngày 11-9-2017, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch chính thức công nhận Tết té nước (Bun huột nặm) là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 3421/QĐ-BVH-TT&DL.
6 Nhà Truyền Thống Của Người Lào
Dân cư bản Lào tại Điện Biên sống quần tụ hơn. Theo truyền thống của dân tộc, người dân dựng nhà lưng tựa vào núi, mặt quay ra suối và cả bản đều làm nhà theo một hướng. Nhà sàn của người dân ở đây trước kia là nhà gỗ, có 2 tầng.
Nhưng với tình trạng mất rừng đáng báo động như hiện nay, họ cũng rất có ý thức trong việc khai thác gỗ rừng để làm nhà. Để hạn chế việc khai thác gỗ, bảo vệ rừng, ngày nay nhiều gia đình đã dùng gạch để xây tầng trệt của nhà sàn.
Do đó, nhà sàn của người Lào ở đây đã bị biến tướng đi ít nhiều. Với tầng trệt khá kín đáo và lại được xây dựng kiên cố, đây là nơi các gia đình người Lào thường sử dụng làm kho chứa lương thực và để đồ dùng gia đình. Mọi sinh hoạt khác như ngủ, nghỉ đều được tổ chức ở tầng trên.
Tại đây người ta còn làm thêm một sàn nhỏ đua ra ngoài. Sàn này không phải để phơi ngô lúa, mà dành đặt khung dệt của chị em phụ nữ. Phía dưới sàn treo nhiều loại đồ thủ công bằng mây tre, do gia đình tự làm.
7 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Ẩm Thực Người Lào
Người Lào ăn gạo nếp là chính. Cá, ốc, ếch, lươn, tôm, tép… đánh bắt được là những thực phẩm ưa thích trong các bữa ăn hằng ngày. Ngoài nguồn rau xanh trồng được quanh vườn, trên nương rẫy, người Lào còn khai thác, hái lượm các loại rau, củ, quả từ rừng. Họ thích ăn các loại rau quả có vị đắng, chua, chát.
Ngoài ra họ còn có món “pa-đéc” (mắm cá, cá ướp) rất đặc trưng và nổi tiếng. Những ngày lễ hội hay bữa cơm khách ở nông thôn lẫn thành thị thường có món gỏi cá hoặc gỏi thịt trâu, thịt bò, gọi là “lạp”.
8 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Trang Phục Người Lào
Ở Điện Biên, phụ nữ Lào mặc áo giống với áo của người Khơ Mú, đó là chiếc áo dài tay, lửng trước ngực với hàng khuy bạc. Trước ngực được quàng chéo chiếc khăn “phạ biềng”.
Để tôn thêm dáng vóc thon thả, phụ nữ Lào thắt thêm chiếc dây thắt lưng bằng đồng hay bằng bạc gọi là “khiểm khắt” và quấn trên đầu chiếc khăn “phạ phe”.
Cô gái Lào chưa chồng thường búi tóc lệch về bên trái. Phụ nữ Lào dùng khăn fải biêng. Khi không đội khăn, phụ nữ Lào thích cài nhiều trâm bạc và búi tóc. Phụ nữ đeo nhiều vòng ở cổ tay, xăm hình một loại cây rau ở mu bàn tay.
Đàn ông Lào thường xăm hình chữ “vạn” vào cổ tay và thường xăm hình con vật vào đùi.
9 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Ma Chay
Tục thiêu xác chỉ thực hiện đối với người đứng đầu bản (Chẩu bản). Các trường hợp khác đều thổ táng. Lễ thiêu xác Chẩu bản do Chẩu Hua (ông sư) chủ trì với nhiều nghi thức phật giáo đã được hoà nhập và cải biến hợp với truyền thống tộc người Lào.
Người Lào không khóc hoặc ít khóc trong đám tang vì họ quan niệm chết chỉ là quá trình thay đổi thế giới.
10 Lời Kết
Chào Các bạn, trên đây là một số thông tin về văn hoá, và những nét đặc trưng của dân tộc Thái một trong 19 các dân tộc Điện Biên đang cùng sinh sống của Thổ Địa Điện Biên.
Hãy cùng tìm hiểu thêm các dân tộc khác đang cùng sinh sống tại Điện Biên ở bên dưới link nhé.
——->>> Xem thêm Dân tộc Khơ – Mú
——->>> Xem thêm Dân tộc H’Mong
——->>> Xem thêm Dân tộc Lự
—->>> City Tour du lịch Điện Biên 3n2đ tại đây
—->>> City Tour du lịch Điện Biên 2n1đ tại đây
Những di tích lịch sử cách mạng này mãi mãi là minh chứng cho sự tồn tại và phát triển bền vững của mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng.
Xem thêm Tour Du Lịch Điện Biên cùng Thổ địa tại đậy
CÔNG TY TNHH TMDV DU LỊCH PHAN THÀNH TÂY BẮC
Số 79 Tổ 5 Phường Mường Thanh, Thành Phố Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên
0789.117.227
phanthanhtaybac@gmail.com
https://www.facebook.com/dulichdienbiencungthodia