Điện Biên là một tỉnh miền núi ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách thủ đô Hà Nội gần 500km về phía Tây Bắc và là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc dài hơn 400 km, với hình bị chia cắt mạnh bởi đồi núi, các dân tộc Điện Biên cũng rất đa dạng.
Tại Điện Biên hiện có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống.
Tính đến năm 2021, dân số của tỉnh Điện Biên là 625.100 người với mật độ dân số là 66 người/km². Trong đó, dân số nam là 317.400 người và dân số nữ là 307.700 người; dân số thành thị đạt 95 nghìn người và dân số nông thôn đạt 530.100 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của Điện Biên từ năm 2009 đến năm 2019 là 2%.
Hãy cùng Thổ Địa Điện Biên khám phá các dân tộc Điện Biên đời sống văn hoá của bà con bản địa tại nơi đây nhé.
Mục Lục
- 1 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN – NGƯỜI LỰ
- 2 Lịch Sử Hình Thành Và Ngôn Ngữ Người Lự
- 3 Hoạt Động Sản Xuất Và Phương thức Vận Chuyển
- 4 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Quan Hệ Xã Hội Người Lự
- 5 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Ẩm thực Dân Tộc Lự
- 6 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Trang Phục Người Lự
- 7 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Nhà Của Người Lự
- 8 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Hôn Nhân Người Lự
- 9 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Tục Lệ Ma Chay Người Lự
- 10 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Tục Lệ Thờ Cúng
- 11 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Lễ Tết Dân Tộc Lự
- 12 Văn Hoá, Văn Nghệ Truyền Thống
- 13 Lời Kết
1 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN – NGƯỜI LỰ
Người Lự, còn gọi là người Tày Lự, người Thái Lự (Tai Lue, Tai Lü), hay còn gọi là Thái Lặc tộc là một dân tộc thiểu số sinh sống trong khu vực Lào, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam và Trung Quốc.
Tại Việt Nam, người Lự được công nhận là một trong số 54 dân tộc. Theo điều tra dân số 1/4/2019 có 6.757 người Lự sinh sống tại Việt Nam.
Trước kia người Lự được coi là dân tộc sinh sống và cai trị Mường Then đầu tiên, tuy nhiên do lịch sử, thời gian, chiến tranh, hiện tại họ chỉ còn vài ngàn người, sống rải rác tại huyện Sìn Hồ, Phong Thổ (Lai Châu) và một phần nhỏ ở Huyện Điện Biên (Điện Biên), Lâm Đồng.
2 Lịch Sử Hình Thành Và Ngôn Ngữ Người Lự
2.1 Lịch Sử Người Lự Ở Điện Biên
Người Lự đã có mặt ở khu vực Xam Mứn (Điện Biên) ít nhất cũng trước thế kỷ XI- XII. Tại đây họ đã xây dựng thành Xam Mứn (Tam Vạn) và khai khẩn nhiều ruộng đồng.
Họ cai trị Mường Then theo chế độ cha truyền con nối, các lãnh chúa người Lự đời đời thay nhau lên nắm quyền, cai trị cùng đất Mường Trời, họ được coi là những cư dân đầu tiên sinh sống tại đây.
Vào thế kỷ thứ XVIII, do chiến tranh, dân số người Lự giảm mạnh, để đảm bảo sự sống người Lự phải phân tán đi khắp nơi, một bộ phận nhỏ chạy lên sinh sống ở vùng núi Phong Thổ, Sìn Hồ (Lai Châu).
2.2 Ngôn Ngữ, Tiếng Nói Người Lự
Tiếng nói chính thức của người Lự là tiếng Lự, là ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái, họ ngôn ngữ Kra-Dai (Tai-Kadai). Người Lự cũng sử dụng ngôn ngữ chính thức tại các quốc gia mà họ sinh sống.
3 Hoạt Động Sản Xuất Và Phương thức Vận Chuyển
3.1 Hoạt Động Sản Xuất:
Người Lự sáng tạo ra hệ thống mương, phai truyền thống để dẫn thuỷ nhập điền. Ruộng trồng lúa nếp theo kỹ thuật cấy mạ hai lần. Có nơi đã biết dùng phân xanh, rác rưởi và phân chuồng để bón ruộng,
Họ làm nương phát, Chọc lỗ tra hạt hoặc cày do tiếp thu từ người H’Mông. Họ còn làm thêm nương để trồng lúa, ngô, khoai, sắn, lạc, bông, chàm và nhà nào cũng có vườn cạnh nhà.
Mỗi gia đình người Lự thường có vài ba khung cửi. Tài nghệ dệt, may, thêu đều khá cao, từ chiếc quần của đàn ông cho đến váy, áo, khăn của phụ nữ thường có hoa văn trang trí rực rỡ trên nền vải nhuộm chàm, nhất là trang phục ngày lễ hội càng được trang trí nhiều và đẹp hơn
Người Lự có tập quán ăn cơm nếp là chính, thích ăn ớt, ưa uống nước chè và đàn ông thường hút thuốc lào. Người Lự có nghề rèn gươm nổi tiếng. Hái lượm, săn bắn, đặc biệt đánh cá ở suối là hoạt động thường xuyên.
3.2 Phương Tiện Vận Chuyển
Phương tiện vận chuyển của người Lự chủ yếu là gùi, dùng trâu kéo, ngựa thồ.
4 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Quan Hệ Xã Hội Người Lự
Người Lự quan niệm láng giềng là chủ đạo, Họ theo tập quán tương trợ các gia đình trong lao động sản xuất, làm nhà mới, cưới xin hay ma chay. Họ đặt nặng quan điểm họ hàng, Họ Nội (Pu Da) và Họ Ngoại (Ta Nai) là quan trọng nhất.
5 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Ẩm thực Dân Tộc Lự
Người Lự ăn xôi, ưa thích các món chế biến từ cá, trong đó có món nộm chua với thịt cá tươi. Lợn, trâu, bò, chỉ mổ ăn khi có lễ tết, không mổ để bán.
6 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Trang Phục Người Lự
Đồng bào dân tộc Lự cư trú thành từng bản dọc theo các dòng sông, suối.
Người Lự biết canh tác lúa nước từ rất sớm, nên đời sống vật chất tương đối ổn định, vốn văn hoá tinh thần cũng phong phú, đa dạng với nhiều loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian mang đậm bản sắc dân tộc, tiêu biểu nhất là nét đẹp trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Lự. Những lúc nông nhàn, phụ nữ dân tộc Lự thường quay tơ, xe sợi.
6.1 Trang Phục Nữ Giới
Trang phục phụ nữ dân tộc Lự gồm có: Khăn đội đầu, áo, váy, thắt lưng.
Nữ người Lự mặc áo chàm, xử ngực. Váy nữ bằng vải chàm đen, có thêu dệt thành hai phần trang trí, để cảm giác như váy có 2 tầng ghép lại. Cổ đeo vòng được nối hai đầu bằng chuỗi dây xà tích bằng bạc.
Đầu đội khăn quốn nghiêng về phía trái để lộ mặt trước với những đường gấp viền thêu hoa văn bổ dọc. Nhuộm răng đen đeo vòng tay bằng bạc, bằng đồng.
6.2 Trang Phục Nam Giới
Nam giới người Lự mặc áo bằng vải chàm đen, áo cánh kiểu xẻ ngực, cài cúc tết dây vải, có hai túi ở hai vạt áo và một túi ở ngực trái.
Quần từ đầu gối trở xuống có thêu hoa văn, họ đội khăn đen gấp nếp cuốn nhiều vòng. Thích nhuộm răng đen, đàn ông thường đeo gươm, không những để tự vệ mà còn là tập quán trang trí.
7 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Nhà Của Người Lự
Người Lự ở nhà sàn, cả loại hai mái, và bốn mái. Mái phía sau ngắn, còn mái phía trước kéo dài xuống che cho cả hàng hiên và cầu thang. Cửa ra vào ở hướng Tây Bắc.
Trong nhà có hai bếp, một bếp để nấu ăn và một bếp để đun nước ở giữa nhà để tiếp khách. Các công trình của người Lự bị ảnh hưởng bởi môi trường tự nhiên như khí hậu, độ cao, địa hình, vật liệu xây dựng và các môi trường xã hội như dân số, kinh tế, tôn giáo, chính trị, công nghệ, tư tưởng.
8 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Hôn Nhân Người Lự
Người Lự theo tục lệ ở rể 3 năm, sau đó về làm dâu 2 năm thì đôi vợ chồng được phép ra ở riêng để thành đơn vị gia đình hạt nhân sống trong nếp nhà sàn riêng của mình.
Hôn nhân người Lự có 3 bước cưới xin
- Ăn Giáp Tối: Lễ nhập phòng
- Ăn mới: Tổ chức ăn uống và nhà trai dâng lễ vật cho nhà gái, trong đó phải có một thanh gươm.
- Đón dâu: chính là lễ đón dâu sau cùng.
9 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Tục Lệ Ma Chay Người Lự
Khi có người chết, người trong họ nội đội khăn trắng để tang. Môt một con trâu đen để cúng tiễn hồn về cõi hư vô.
Quàn thi thể ở nhà 3 ngày rồi thuê 8 người ngoài họ để khiêng ra rừng ma. Chôn không đắp thành mồ.
Những người đi đưa đám trước khi lên nhà phải tắm rửa sạch sẽ, bà con gần gũi thuộc họ nội của người chết phải kiêng 3 ngày không được lao động sản xuất.
10 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Tục Lệ Thờ Cúng
Người Lự thờ cúng tổ tiên ở gian ”Hóng” trong nhà, mỗi năm một lần vào tháng giêng theo lịch Lự, tương đương với tháng 10 âm lịch.
Thắp thêm 10 ngọn nến sáp ong ở quanh mâm cỗ, ông ”Chủ Đầu” (Chảu Hô) đọc bài cúng. Vào tháng giêng có lễ cúng bản gọi là ”Kiêng Bản” (Căm bản) với 3 yến lợn đều cúng dựng ở đầu bản và cạnh sông, suối.
Vào mùng 3 tháng 3 có lễ cúng ”Rừng Thiêng” (Đông Căm) với mâm cỗ 3 yến lợn và cũng như thế, mùng 6 tháng 6 với mâm cỗ 6 yến lợn.
Sau khi chủ đầu làm lễ xong, cả bản ăn cỗ, uống rượu, chơi kéo co, ném én, hát sáo đôi và kiêng ”Nội bất xuất, ngoại bất nhập” từ 3 đến 9 ngày gọi chung là ”Kiêng bản, kiêng mường”.
11 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Lễ Tết Dân Tộc Lự
Cách đương đại khoảng 3 thế hệ về trước, khoảng 60 – 70 năm về trước người Lự còn thực hiện những nghi lễ phật giáo gọi là ”Bun” như:
Lễ mừng năm mới (Bun Pi Mày) vào tháng giêng,
Lễ té nước (Bun huột Nặm) vào tháng 11, 12
và lễ thả ống pháo sáng (Bun bẳng phay) vào tháng 2,3 theo lịch Lự
Họ cũng có lịch riêng, tháng giêng theo lịch Lự là tháng 10 Âm lịch.
12 Văn Hoá, Văn Nghệ Truyền Thống
Người Lự có văn hoá Hát Lự (Khắp Lử) là cách con gái dùng một khăn vải màu đỏ che mặt hát theo tiếng sáo đôi do chàng trai thổi đệm.
Theo lối này xưa kia khi màn đêm buông xuống, các đôi nam nữ ngồi trên chiếc chiếu cói trải giữa sân say sưa hát, thổi sáo cùng nhau đến tận nửa đêm.
Người Lự có các trò chơi kéo co, ném én, nam thanh niên thì thích múa gươm.
13 Lời Kết
Chào Các bạn, trên đây là một số thông tin về văn hoá, và những nét đặc trưng của dân tộc Lự một trong 19 các dân tộc Điện Biên đang cùng sinh sống của Thổ Địa Điện Biên.
Hãy cùng tìm hiểu thêm các dân tộc khác đang cùng sinh sống tại Điện Biên ở bên dưới link nhé.
——->>> Xem thêm Dân tộc Khơ – Mú
——->>> Xem thêm Dân tộc Thái
——->>> Xem thêm Dân tộc Hà Nhì
—->>> City Tour du lịch Điện Biên 3n2đ tại đây
—->>> City Tour du lịch Điện Biên 2n1đ tại đây
Những di tích lịch sử cách mạng này mãi mãi là minh chứng cho sự tồn tại và phát triển bền vững của mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng.
Xem thêm Tour Du Lịch Điện Biên cùng Thổ địa tại đậy
CÔNG TY TNHH TMDV DU LỊCH PHAN THÀNH TÂY BẮC
Số 79 Tổ 5 Phường Mường Thanh, Thành Phố Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên
0789.117.227
phanthanhtaybac@gmail.com
https://www.facebook.com/dulichdienbiencungthodia