Điện Biên ngoài nổi tiếng với các di tích lịch sử thì các di tích tâm linh cũng là một điểm đến mà khách du lịch rất quan tâm, thường thì khách du lịch cũng chọn điểm đến là di tích Thành Bản Phủ và đền thờ Hoàng Công Chất để thắp hương, tưởng niệm và cầu bình an cho gia đình, hôm nay hãy cùng THỔ ĐỊA khám phá điểm du lịch tâm linh này nhé!
Mục Lục
- 1.Giới Thiệu Về Đền Hoàng Công Chất Và Di Tích Thành Bản Phủ.
- 2 Khám Phá
- 4. Tour Du Lịch Tham Quan Đền Hoàng Công Chất
- 5. Còn Địa Điểm Tham Quan Nào Gần Đền Hoàng Công Chất
- 6. Lời Kết
- 7. Cách thức đặt tour du lịch tham quan Đền Hoàng Công Chất như thế nào?
1.Giới Thiệu Về Đền Hoàng Công Chất Và Di Tích Thành Bản Phủ.
1.1 Vị Trí
Thành Bản Phủ là thành lũy được Hoàng Công Chất xây dựng ở châu Ninh Biên, phủ An Tây làm thủ phủ cho nghĩa quân vào khoảng thế kỷ thứ XVII. Thành được xây và mở rộng dựa trên nền cũ của Thành Sam Mứn trước kia do người Lự xây từ thế kỷ thứ X. Ngày nay Thành Bản Phủ tọa lạc ở xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 9 km.
Thành Bản Phủ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia tại Quyết định số 10-VHTT/QĐ ngày 09/02/1981.
Đền Thờ Hoàng Công Chất là ngôi đền được xây trong khuôn viên của ngôi thành cổ là nơi thờ vị chúa Mường Then Hoàng Công Chất và các tướng lĩnh của ông.
1.2 Hoàng Công Chất là ai?
Hoàng Công Chất có tên thật là Hoàng Công Thư (31/1/1706 – 21/3/1769), quê ở Nguyên Xá, Vũ Thư, Thái Bình.
Ông là thủ lĩnh một cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài lớn giữa thế kỷ 18, chống lại triều đình vua Lê chúa Trịnh trong suốt 30 năm.
Trong thời gian khởi nghĩa, nghĩa quân của ông thất bại và phải rút chạy sang thượng Lào, Thanh Hoá để khôi phục lực lượng.
Trong thời gian đó ông đã mang theo nghĩa quân của mình vượt đường núi lên giải phóng Mường Thanh đang bị giặc Phẻ chiếm đóng.
Ông chia lại ruộng cho dân bản nghèo, phòng thủ nơi biên cương chống giặc phương Bắc, mặt trong thì chống triều đình, bảo vệ bà con nhân dân miền ngược nên được dân địa phương yêu quý gọi là chúa Mường Then.
1.3 Lịch Sử Thành Bản Phủ
Đầu của thế kỷ 18 xuất hiện giặc Phẻ từ phương Bắc tràn xuống vùng Mường Thanh, cướp phá, giết hại dân lành. Đứng đầu đám giặc cỏ là tên tướng Phạ Chẩu Tin Toòng, có thuyết gọi là Phạ Chẩu Tín Toòng (ông tướng nhà trời).
Khoảng năm 1740, giặc Phẻ chiếm được Mường Thanh và đóng quân trong thành Tam Vạn, rồi cướp phá khắp nơi đến tận Thuận Châu (Sơn La).
Có hai thủ lĩnh người Thái là Lò Văn Ngải, Lò Văn Khanh đứng lên tập hợp, lãnh đạo dân Mường Thanh chống giặc. Song lực còn yếu, nghĩa quân chịu nhiều tổn thất, phải rút lên vùng núi cao bảo toàn lực lượng.
Năm 1751, nghe tin có vị tướng miền xuôi – tức thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Công Chất gặp rất nhiều khó khăn tại vùng Sơn Nam Hạ trước sự đàn áp của triều đình, tạm lánh vào vùng thượng du Thanh Hóa rồi sang Ai Lao để củng cố xây dựng lực lượng.
Lò Văn Ngải, Lò Văn Khanh đã mang tàn quân tới liên kết với nghĩa quân.
Nghĩa quân đóng ở vùng sông Mã (huyện Sông Mã ngày nay), đến khi lực lượng đủ mạnh thì xuất quân tiến về bao vây thành Tam Vạn (Điện Biên Phủ ngày nay).
Năm 1751-1754, diễn ra nhiều trận đánh ác liệt đã liên tiếp, nghĩa quân bao vây Mường Thanh. Cuối cùng, Hoàng Công Chất lập mưu trong đánh ra, ngoài đánh vào. Phạ Chẩu Tin Toòng bỏ thành chạy đến Pú Văng (chân đồi Độc Lập) rồi bị nghĩa quân đánh bắt được.
1.4 Di Tích Thành Bản Phủ và Đền Hoàng Công Chất Ngày Nay
Hoàng Công Chất làm chúa Mường Then được 6 năm thì mất vì bệnh, con trai ông là Hoàng Công Toản lên thay cha cai trị Mường Then nhưng được vài năm thì bị quân triều đình Lê Trịnh dập tắt cuộc khởi nghĩa và đàn áp dã man.
Tung tích của Hoàng Công Toản cũng không có ghi chép cụ thể số phận ra sao.
Sau này vì nhớ tới công ơn của cha con ông, nhà dân Mường Then đã lập đền thờ ông cùng các tướng trên chính nền cũ của ngôi thành cổ năm xưa.
Đồng thời nhà nước cũng tôn tạo lại một đoạn tường thành cũ của thành Tam Vạn và xây dựng lại ngôi đền thờ khang trang.
Đây là một trong số những điểm du lịch tâm linh lâu đời nhất được người dân bản địa phương thờ cúng và ghé thăm mỗi dịp mùng 1 và ngày rằm, đặc biệt là vào LỄ HỘI ĐỀN HOÀNG CÔNG CHẤT vào tháng 2 âm lịch hàng năm.
1.5 Điểm Giống Với Trận Điện Biên Phủ
Trong bối cảnh xây dựng thành Bản Phủ có một số điểm khá giống với câu chuyện 200 năm sau:
Trận đánh quyết định của quân Hoàng Công Chất với giặc Phẻ diễn ra vào năm 1754, chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra vào năm 1954. Chỉ cách nhau đúng 200 năm.
Cả hai trận này đều hoàn thành việc giải phóng miền Tây Bắc khỏi quân xâm lược.
Giặc Phẻ chúng thảm sát dân Việt ở Tông Khao (đồng xương trắng), còn quân Pháp có vụ thảm sát ở Noong Nhai.
Hoàng Công Chất quê ở Thái Bình. 200 năm sau, Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật thuộc Đại đoàn 312, người gương cao ngọn cờ chiến thắng trên nóc hầm Đờ Cát trong trận địa Điện Biên Phủ cũng là người quê Thái Bình.
2 Khám Phá
2.1 Phương Tiện Di Chuyển
Để di chuyển lên Điện Biên Phủ du khách có thể lựa chọn nhiều loại hình di chuyển, trong đó có các phương tiện công cộng như: xe khách giường nằm, xe chuyên cơ, máy bay..v..v
Hiện tại có tuyến bay thằng Nội Bài – Điện Biên hoặc Tân Sơn Nhất – Điện Biên, sắp tới Điện Biên Phủ sẽ mở rộng cảng hàng không đón du khách quốc tế.
Hoặc du khách có thể tự lái xe lên trải nhiệm những cung đường tuyệt vời của Tây Bắc, đi theo quốc lộ 6, qua Hoà Bình, Sơn La sẽ đến Điện Biên Phủ.
Từ trung tâm thành phố du khách có thể thuê xe máy, bắt taxi hoặc xe ôm xuống đền, quảng đường khoảng gần 10km theo hướng Điện Biên – Tây Trang.
2.2 Điểm Du Lịch Đền thờ Hoàng Công Chất và thành Bản Phủ
2.2.1 Thành Bản Phủ
Thành Bản Phủ hiện tại đã được tôn tạo từ một đoạn thành cũ.
Chân thành rộng 15m, mặt thành rộng 5m, cao 15m, tường thành đắp bằng đất, dựa lưng vào sông Nậm Rốm.
Trước kia ngoài thành có trồng 3 vạn gốc tre gai đem từ miền Tây Thanh Hóa lên nhưng nay chỉ còn 1 số gốc ở xung quanh.
Trước kia thành có hào sâu rộng 4-5 thước nhưng nay đã không còn. Có thuyết nói rằng trên mặt thành ngựa, voi có thể đi lại được. Thành có các cửa: tiền, hậu, tả, hữu. Mỗi cửa có đồn cao và vọng gác, tất cả ngày nay đều được tôn tạo lại một phần.
2.2.2 Đền Thờ Hoàng Công Chất
Đền thờ Hoàng Công Chất được xây ở trung tâm thành, thờ họ Hoàng và 6 thủ lĩnh nghĩa quân.
Đền còn là nơi tín ngưỡng của nhân dân trong ngày rằm, đầu xuân năm mới, nhất là ngày lễ hội truyền thống vào các ngày 24, 25 tháng Hai âm lịch hàng năm.
2.2.3 Khuôn Viên Đền
Khuôn viên đền rất rộng lớn, sau khi làm lễ dâng hương ở điện chính, du khách có thể đi tản bộ quang đền, đặc biệt ở phía sau đền, đi ngang qua 2 hồ sen, có 1 ban thờ tín ngưỡng của đồng bào ta, và có gốc cây đa cổ gần 200 năm đã bị gió đánh gãy.
Đây cùng là nơi bà con địa phương thờ cúng thường xuyên dâng hương.
Sau ban thờ ở gốc đa gãy là view hướng nhìn thẳng ra sông Nậm Rốm rất đẹp.
2.3.4 Cây Đoàn Kết
Ở ngay giữa đền là cây đoàn kết có tuổi thọ hơn 200 năm, tương truyền nó được trồng bởi thủ lĩnh Hoàng công Chất và 2 vị tướng Lò Văn Ngải, Lò Văn Khanh, cây gồm 3 loại cây là : cây đa, cây đề và cây si cùng trồng chung 1 gốc cuốn lấy nhau, tượng trưng cho tinh thần đoàn kết giữa nhân dân miền xuôi và đồng bào miền ngược.
Hơn 200 năm đã đi qua với bao thăng trầm của lịch sử, cây đoàn kết vẫn đứng sừng sững giữa đất trời đại diện cho tinh thần đoàn kết các dâ tộc trên mảnh đất Mường Then lịch sử này.
2.2.4 Giá Vé
Đền Hoàng Công Chất hiện đang miễn phí vé vào cửa nha các bạn.
2.3 Lễ Hội Đền Hoàng Công Chất
Kể từ năm 1994, Cứ mỗi độ xuân sang đúng vào ngày mất của ông (25/2 âm lịch), các cơ quan quản lý văn hoá của tỉnh Điện Biên và huyện Điện Biên lại tưng bừng tổ chức lễ hội trong khuôn viên tòa thành Bản Phủ.
Lễ hội đền Hoàng Công Chất – Thành Bản Phủ gồm phần lễ và phần hội.
2.3.1 Phần Lễ
Mở đầu phần lễ là các tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa dân gian như: Múa rồng, biểu diễn trống hội. Phần lễ diễn ra trang nghiêm với những nghi thức thiêng liêng được gìn giữ như: Rước kiệu, dâng hương, đọc chúc văn tưởng nhớ, tri ân công đức của vị thủ lĩnh Hoàng Công Chất và kêu gọi tinh thần đoàn kết các dân tộc.
2.3.2 Phần Hội:
Phần hội là các chương trình văn hóa, văn nghệ đặc sắc đến từ các đội văn nghệ quần chúng; tổ chức thi đấu các môn thể thao mang đậm bản sắc dân tộc như: Đẩy gậy, kéo co, tung còn…
Đặc biệt ngày này bà con các dân tộc khắp Mường Then cùng tập trung về đây tham dự phần hội với những đặc sản, trang phục truyền thống vô cùng thú vị.
Lễ hội đền Hoàng Công Chất – Thành Bản Phủ ngoài ý nghĩa hoạt động tín ngưỡng còn là sự kiện văn hóa nhằm duy trì và phát huy những tin hoa văn hóa của các dân tộc trên địa bàn.
Đồng thời cũng là dịp để giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hòa dân tộc, khơi dậy tin thần đoàn kết giữa các dân tộc và cùng chung tay xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
3 Kinh Nghiệm Tham Quan Đền Hoàng Công Chất
3.1 Cần Chuẩn Bị Gì Khi Tham Quan Đền Hoàng Công Chất
Để tham quan đền cũng như các điểm du lịch Điện Biên các bạn cần chuẩn bị, giày thể thao, mũ, nón chống nắng, nước uống và 1 bộ đồ tiện cho việc đi bộ.
Vì đây là đền thờ nên trước khi vào đến du khách nên mặc trang phục phù hợp, không bị lố lăng, màu mè hoặc quá ngắn.
3.2 Mùa Nào Tham Quan Đẹp Nhất?
Các bạn có thể lựa chọn thời gian tham quan du lịch đền Hoàng Công Chất vào đầu xuân. Đây chính là khoảng thời gian lý tưởng nhất. Lúc này thiên nhiên, đất trời, cây cỏ trở nên đẹp và thơ mộng hơn bao giờ hết.
Đặc biệt vào dịp lễ hội đền 25/2 âm lịch tại đền diễn ra rất nhiều hoạt động giải trí, tâm linh, lễ hội vô cùng náo nhiệt, các bạn hãy thử ghé thăm nhé.
3.3 Dịch Vụ Tại Đền Hoàng Công Chất
Tại đền có rất nhiều dịch vụ phục vụ khách tham quan, hay khách tới viếng đền các bạn theo dõi dưới đây nhé.
3.3.1 Bên Ngoài Lối Vào Đền
Tại đầu cổng vào có rất nhiều hàng quán bán những sản phẩm đi lễ như: bánh, kẹo, hương, trầu cau…v…v.. Để du khách vào đi lễ.
Đặc biệt nếu du khách mua đồ tại các cửa hàng, bác chủ quán rất nhiệt tình sẽ nhận trông giữ phương tiện của khách tại nhà MIỄN PHÍ.
3.3.2 Bên Trong Khuôn Viên Đền.
Nhằm phục vụ nhu cầu của khách tham quan, bên trong khuôn viên đền cứ vào ngày mùng 1, 15 âm lịch lại bày bán các sản phẩm, sản vật địa phương, đặc biệt là ẩm thực.
Ẩm thực ở đây tiêu biểu là các món ăn của đồng bào dân tộc nơi đây như: xôi tím, thịt gác bếp, măng đắng chấm chẳm chéo, thịt nướng dân tộc, quả nhót canh ăn với bắp cải cuốn lá chấm chẳm chéo vô cùng thơm ngon.
Sản vật cũng khá đa dạng, từ những loại trái cây rừng như mắc xim, hoa ban, hoa củ quả, cho tới các loại rượu ngâm, sâu tre , sâu chít, xén khẩu, các vị thuốc được hái trên rừng..v…v.. Với giá cả khá phù hợp với túi tiền của du khách viếng đền.
4. Tour Du Lịch Tham Quan Đền Hoàng Công Chất
Có lẽ sau khi quý du khách tham khảo qua bài review của chúng tôi về Đền Hoàng Công Chất. Chắc đã cảm thấy thích thú về nét đẹp cũng như cảnh quan nơi đây của ngôi đền này rồi phải không nào?
Tuy nhiên! Nếu như các bạn muốn có cho mình một chuyến tham quan, du lịch Điện Biên và đến với những điểm di tích lịch sử vô cùng ý nghĩa này, cùng với đó là có được cho mình thêm nhiều trải nghiệm thú vị tại thành phố Điện Biên Phủ lịch sử anh hùng.
Thì có thể lựa chọn cho mình và gia đình một chương trình tour thích hợp, hãy nhấc điện thoại lên và gọi ngay cho chúng tôi.
5. Còn Địa Điểm Tham Quan Nào Gần Đền Hoàng Công Chất
Gần đền Hoàng Công Chất du khách di chuyển ngược lại hướng thành phố Điện Biên Phủ (9km) du khách có thể tham quan các địa điểm di tích khác như Hầm Đờ – Cát, Đồi A1, Bảo Tàng Điện Biên Phủ, Tượng Đài Chiến Thắng Điện Biên Phủ, Đền Thờ Liệt Sỹ Tại Điện Biên Phủ ..v..v
——->>> Xem thêm Hầm Đờ Cát tại đây
——->>> Xem thêm Nghĩa trang liệt sỹ A1 tại đây
——->>> Xem thêm Đền Thờ Liệt Sĩ Tại Chiến Trường Điện Biên tại đây
——-->>> Xem thêm Tượng đài chiến thắng Điện Biên tại đây
——-->>> Xem thêm Đồi A1 tại đây
6. Lời Kết
Hy vọng với bài viết trên của Du Lịch Điện Biên Cùng Thổ Địa về Đền Hoàng Công Chất sẽ giúp được thêm cho các bạn hiểu thêm được phần nào về những quá khứ của một thời lịch sử trên mảnh đất lịch sử này.
Không những vậy nếu như các bạn đang có ý định tham quan,du lịch Điện Biên , muốn tìm cám giác mới vẻ gần gũi và nồng ấm của Tây Bắc xa xôi, thì đừng quên ghé đến Du Lịch Điện Biên nơi đây để cảm nhận những vẻ đẹp mang đậm phong cách núi rừng Tây Bắc tại đây!
7. Cách thức đặt tour du lịch tham quan Đền Hoàng Công Chất như thế nào?
” Nếu như các bạn ưa thích chương trình tour tham quan của Thổ Địa Điện Biên. Các bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi thông qua Hotline: 0789.117.227 để được tư vấn và đặt tour một cách nhanh và chính xác nhất!”
Xem thêm Tour Du Lịch Điện Biên cùng Thổ địa tại đậy
CÔNG TY TNHH TMDV DU LỊCH PHAN THÀNH TÂY BẮC
Số 79 Tổ 5 Phường Mường Thanh, Thành Phố Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên
0789.117.227
phanthanhtaybac@gmail.com
https://www.facebook.com/dulichdienbiencungthodia