Các Dân Tộc Điện Biên – Người Khơ Mú ( Xá )

Điện Biên là một tỉnh miền núi ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách thủ đô Hà Nội gần 500km về phía Tây Bắc và là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc dài hơn 400 km, với hình bị chia cắt mạnh bởi đồi núi, các dân tộc Điện Biên cũng rất đa dạng.

Tại Điện Biên hiện có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống.

Tính đến năm 2021, dân số của tỉnh Điện Biên là 625.100 người với mật độ dân số là 66 người/km². Trong đó, dân số nam là 317.400 người và dân số nữ là 307.700 người; dân số thành thị đạt 95 nghìn người và dân số nông thôn đạt 530.100 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của Điện Biên từ năm 2009 đến năm 20192%.

Hãy cùng Thổ Địa Điện Biên khám phá đời sống văn hoá của bà con bản địa tại nơi đây nhé.

1 Các Dân Tộc Điện Biên: Người Khơ – Mú (Xá)

Người Khơ Mú hay còn tên gọi khác là Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh, Tềnh, Tày Hạy, là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.

Người Khơ Mú là sắc tộc sinh sống sớm nhất tại Lào, cùng với người Môn tại Thái Lan và người Mường tại Việt Nam tạo nên những cộng đồng cư dân bản địa sớm nhất ở khu vực.

Tại Điện Biên Khơ Mú là 1 trong những cộng đồng dân tộc sinh sống lâu đời trên mảnh đất Điện Biên. Họ cư trú theo từng bản và có văn hóa truyền thống phong phú.

Cộng đồng người Khơ Mú tuy ít, sống rải rác và chịu ảnh hưởng nhiều của người Thái xong đời sống văn hoá của người Khơ Mú vẫn là một kho tàng lớn cần được bảo tồn và phát huy.

Dân Tộc Khơ – Mú tại Điện Biên

2 Dân Số Người Khơ – Mú Tại Điện Biên

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng hơn 19.785 người (2019)

Người Khơ Mú cư trú đông nhất ở huyện Tuần Giáo, huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông, huyện Mường Chà. Cuộc sống của người Khơ Mú gắn liền với rừng, núi, sông, suối, với thiên nhiên.

Sinh kế chủ yếu của người Khơ Mú chủ yếu là làm nương và ruộng lúa nước. Bản cư trú thường cách xa nhau, nhỏ bé, ít dân; các dòng họ thường mang tên một loài thú, một loài chim hay một thứ cây rừng.

Người Khơ Mú còn được gọi là người Xá

3 Ngôn Ngữ Người Khơ – Mú

Người Khơ Mú nói tiếng Khơ Mú, một ngôn ngữ trong ngữ tộc Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á

4 Hoạt Động Sản Xuất Và Phương Tiện Vận Chuyển

Là cư dân sinh sống chủ yếu bằng canh tác nương rẫy nên họ được gọi là ”Xá Theo Lửa”. Ngoài hình thái du canh du cư là chủ yếu, bộ người Khơ Mú định cư thường canh tác nương theo chu trình vòng tròn khép kín. Cây trồng ngoài ngô, lúa còn có bầu, bí, đỗ và các loại cây có củ.

Công cụ sản xuất chủ yếu là rìu, dao, cuốc, trong đó đáng chú ý nhất là chiếc gậy chọc lỗ gieo hạt. Gậy được bọc sắt hoặc bị sắt nhọn, có thể dùng trong nhiều năm.

Hái lượm và săn bắn vẫn có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế. Nghề phụ trong gia đình chủ yếu là đồ đan lát gia dụng, một số nơi có nghề rèn, dệt vải, mộc.

Người Khơ Mú chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà phục vụ sức kéo và nhu cầu tiêu dùng, tín ngưỡng.

Phương tiện di chuyển cơ bản của người Khơ Mú là gùi có dây đeo trên trán, có ách tỳ vai và các loại túi đeo.

Phụ nữ Khơ Mú

5 Phong Tục Tập Quán Đặc Trưng

Dân tộc Khơ Mú có vốn truyền thống văn hóa lâu đời, tuy cuộc sống vật chất còn nghèo, nhưng cuộc sống tinh thần khá dồi dào.

Người Khơ Mú quan hệ chặt chẽ giữa những người đồng tộc và những người láng giềng nhất là người Thái.

Nam Giới Khơ Mú

5.1 Đặc Trưng Tên Họ Của Người Khơ Mú

Trong cộng đồng người Khơ Mú mỗi bản, mỗi gia đình thuộc các dòng họ khác nhau, mỗi họ có một trưởng họ. Những dòng họ Khơ Mú đều mang tên thú, chim, cây cỏ,..v…v…  Mỗi dòng họ đó coi thú, chim, cây ấy là tổ tiên ban đầu của mình và họ kiêng giết thịt và ăn thịt các loại động, thực vật này.

Mỗi dòng họ có huyền thoại kể về lai lịch của tổ tiên chung, người cùng dòng họ coi nhau là anh em ruột thịt, có thể chia làm ba nhóm họ lớn: Họ thú ( Hổ, Chồn, Cầy Hương…) Họ Chim (Phượng Hoàng Đất, Chìa Vôi, Bìm Bịp..v..v..) Họ Cây (Dương Xỉ, Tỏi, Rau Rớn.v..v….).

Người Khơ Mú trước kia thường đồ xôi hay đồ ngô, độn sắn,  họ thích ăn những món ăn có vị cay, chua, đắng, các thức ăn nướng.

chàng trai khơ mú bên nhạc cụ truyền thống

5.2 Trang Phục Truyền Thống

Trang phục dân tộc của người Khơ Mú chịu ảnh hưởng nhiều trang phục của người Thái. Khăn piêu, áo cóm đen, áo có hàng cúc bướm chạy dọc đối diện nhau, váy bằng vải đen.

Riêng ngực áo cóm, dọc hai bên hàng cúc áo có bộ giải hình mặt trời tròn và hình mặt trời khuyết, ở giữa giải có đính những đồng tiền bạc thể hiện sự mong ước giàu sang phồn thịnh luôn được vị thần mặt trời sưởi ấm, che chở.

Khăn piêu gần giống như khăn piêu Thái, khác là đầu khăn có khâu những đường viền xanh đỏ. Cách đội khăn piêu của người Khơ Mú khác hoàn toàn với cách đội khăn piêu của người Thái.

Khi đội khăn, người Khơ Mú đã biết tạo cho mình một phong cách riêng biệt, trước khi đội khăn, chị em búi tóc gọn trên đầu, dùng thêm độn tóc cho búi tóc đẹp. Sau đó, chị em mới quấn khăn quanh đầu, ôm lấy búi tóc ngược, còn đầu kia giấu kín vào vành khăn.

Thiếu nữ Khơ Mú

6 Kiến Trúc ”Bốn Góc Nhà, Ba Góc Bếp” Đặc Trưng Của Người Khơ Mú

Nhà ở truyền thống của người Khơ Mú là kiểu nhà nửa sàn nửa đất và thường được làm ở trên đồi cao ven nương rẫy để tránh thú rừng.

Không như một số dân tộc sử dụng phần gầm sàn làm nơi sinh hoạt hay chứa nông cụ, nông sản, người Khơ Mú coi phần gầm sàn là nơi thiêng nhất trong ngôi nhà, thậm chí ngày thường không dám xâm phạm, trừ việc quét dọn trước mỗi đầu năm mới.

Đầu hồi nhà sàn của người Khơ Mú có hình con ốc sên, vừa có tác dụng trang trí, cầu mong sự giàu có, vừa nhằm dọa tà ma không cho đến gần.

Đặc biệt, bên trong ngôi nhà sàn của người Khơ Mú có đến ba bếp lửa nằm ở ba vị trí khác nhau tạo nên nét đặc trưng “bốn góc nhà, ba góc bếp” không thể tìm thấy ở các dân tộc khác.

Lên hết bậc cầu thang ở phía đầu hồi là cửa chính vào ngôi nhà sàn. Bên cánh trái gian đầu tiên là một bếp lớn dùng để nấu thức ăn hằng ngày.

Ở trung tâm gian giữa, nơi cửa chính nhìn vào là bếp thứ hai, đặt ngay dưới trang thờ ông bà tổ tiên. Bếp này được người Khơ Mú xem là bếp thờ, bếp thiêng và chỉ nổi lửa vài lần trong năm vào dịp tết hoặc cúng lễ.

Trong cùng bên trái của gian thứ ba là một bếp nữa. Chỗ ngủ của chủ nhà được đặt bên phải gian thứ ba này.

Nhà sàn truyền thống của người Khơ Mú

7 Các Dân Tộc Điện Biên: Văn Hoá Lễ Tết Người Khơ Mú

Trước khi đón tết, vào tháng chạp dân làng Khơ Mú tổ chức lễ “đón mẹ lúa”. Một mâm lễ chung được bày ra trên nương, người cao niên đại diện dân làng thắp hương khấn tạ ơn thần linh. Một con trâu được tắm sạch sẽ dắt ra trước kho lúa, người ta cảm ơn rồi lấy hoa giắt vào sừng, lấy vải đắp lên mình trâu.

Chiều 30 tết, người già trong làng tìm đến nhà và không quên dặn nhau nhớ để ý xem sau thời khắc giao thừa nghe con vật gì cất tiếng đầu tiên để đoán thời vận.

Người Khơ Mú quan niệm nếu con gà gáy đúng canh ba thì cả năm gặp điều may mắn, còn gà gáy sớm hơn báo hiệu điều chẳng lành như gặp hỏa hoạn hoặc trong làng sẽ có người chửa hoang.

Với tập tục dân gian gắn với ngày tết, người Khơ Mú cũng có những nét riêng khác hẳn với các dân tộc khác như tục lấy nước đầu năm mới.

Nếu nhặt được hòn sỏi trắng thì may mắn cả năm, còn gặp hòn sỏi đen thì coi như kém may. Nước vừa múc về sẽ chia cho mọi người trong nhà cùng uống, gọi là uống nước mới.

Trang phục truyền thống của người Khơ Mú

8 Các Dân Tộc Điện Biên: Lễ Cúng Ma Nhà Người Khơ Mú

Một tập quán ăn sâu vào tình cảm và tiềm thức của người Khơ Mú thuộc họ Rvai (hổ), đó là nghi lễ cúng ma nhà (Hrôigang).

Vào dịp Tết Nguyên đán, người Khơ mú thuộc họ hổ đã diễn lại các động tác của hổ, vật tổ của dòng họ với ý thức tự nhắc nhở và giáo dục những người trong cộng đồng rằng mình là người họ hổ và có nguồn gốc từ hổ.

Với quan niệm hổ là tổ tiên của mình, người Khơ mú thuộc họ Rvai kiêng không động tay vào hổ, không săn bắt, giết, ăn thịt hổ.

Trong các hội hè, các nghi lễ người hóa trang giống như hổ. Khi gặp hổ chết, người Khơ mú thuộc họ Rvai phải khóc than thật sự như tổ tiên của mình qua đời.

Người ta tin rằng khi chết đi, họ sẽ hóa thành kiếp hổ. Khi còn sống, người ta kiêng đắp chăn sặc sỡ như lông hổ, khi chết, người ta đắp cho chiếc chăn khác màu lông hổ và đặt chiếc chăn giống màu lông hổ bên cạnh người chết để hồn được siêu thoát và trở về với hổ, có nghĩa là về với tổ tiên.

Họ cũng có cả một kho tàng về truyện cổ Khơ Mú và dân ca Khơ Mú.

Cụ già người Khơ Mú

9 Lời Kết

Chào Các bạn, trên đây là một số thông tin về văn hoá, và những nét đặc trưng của dân tộc Khơ Mú một trong 19 các dân tộc Điện Biên đang cùng sinh sống của Thổ Địa Điện Biên.

Hãy cùng tìm hiểu thêm các dân tộc khác đang cùng sinh sống tại Điện Biên ở bên dưới link nhé.

——->>> Xem thêm Dân tộc Thái

——->>> Xem thêm Dân tộc H’Mong

——->>> Xem thêm Dân tộc Lự

—->>> City Tour du lịch Điện Biên 3n2đ tại đây

—->>> City Tour du lịch Điện Biên 2n1đ tại đây

Những di tích lịch sử cách mạng này mãi mãi là minh chứng cho sự tồn tại và phát triển bền vững của mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng.

Xem thêm Tour Du Lịch Điện Biên cùng Thổ địa tại đậy

 

CÔNG TY TNHH TMDV DU LỊCH PHAN THÀNH TÂY BẮC

Số 79 Tổ 5 Phường Mường Thanh, Thành Phố Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên

0789.117.227

phanthanhtaybac@gmail.com

https://www.facebook.com/dulichdienbiencungthodia

Bài viết liên quan
Gọi điện thoại
0789.117.227
Chat Zalo