Các Dân Tộc Điện Biên – Người Tày ( Thổ )

Điện Biên là một tỉnh miền núi ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách thủ đô Hà Nội gần 500km về phía Tây Bắc và là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc dài hơn 400 km, với hình bị chia cắt mạnh bởi đồi núi, các dân tộc Điện Biên cũng rất đa dạng.

Tại Điện Biên hiện có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống.

Tính đến năm 2021, dân số của tỉnh Điện Biên là 625.100 người với mật độ dân số là 66 người/km². Trong đó, dân số nam là 317.400 người và dân số nữ là 307.700 người; dân số thành thị đạt 95 nghìn người và dân số nông thôn đạt 530.100 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của Điện Biên từ năm 2009 đến năm 20192%.

Hãy cùng Thổ Địa Điện Biên khám phá các dân tộc Điện Biên đời sống văn hoá của bà con bản địa tại nơi đây nhé.

1 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN – NGƯỜI THỔ

Người Thổ hay còn gọi là người Cuối hay người Mọn là một nhóm dân tộc Việt – Mường được công nhận là một trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.

Trước 1945, người Thổ được coi là người Mường và không có định danh dân tộc riêng.

Người Thổ có nhiều nhóm khác nhau, có các tên gọi khác như: Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai, Ly Hà, Tày Pọng, Con Kha, Xá Lá Vàng v…v….

Tại Điện Biên có khoảng 226 người ( theo điều tra dân số năm 2009) cư trú trên địa bàn tỉnh.

Phụ nữ dân tộc Thổ

2 Lịch Sử Hình Thành Và Ngôn Ngữ Dân Tộc Thổ

Lịch sử: Ðịa bàn cư trú hiện nay của người Thổ vốn là giao điểm của các luồng di cư xuôi ngược.

Do những biến động lịch sử ở những thế kỷ trước, những nhóm người Mường từ miền Tây Thanh Hoá dịch chuyển vào phía Nam gặp gỡ người Việt từ các huyện ven biển Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Thanh Chương ngược lên hoà nhập với cư dân địa phương có thể là gốc Việt cổ ở đây.

Những người tha hương cùng chung cảnh ngộ ấy ngày một hoà nhập vào nhau thành một cộng đồng chung dân tộc Thổ.

Ngôn ngữ: Do quá trình cấu kết dân tộc diễn ra với nhiều giai đoạn khác nhau nên thành phần cấu thành của dân tộc Thổ rất đa dạng.

Vì vậy không tồn tại 1 thứ tiếng Thổ đơn nhất, tuy nhiên tất cả các nhóm Thổ đều có ngôn ngữ gốc Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Việt Mường (ngữ hệ Nam Á).

3 Hoạt Động Sản Xuất Và Phương thức Vận Chuyển

3.1 Hoạt động sản xuất

Người Thổ sống chủ yếu dựa vào làm nương, rẫy và một số nhỏ làm ruộng nước.

Dù làm ruộng hay làm nương, trình độ canh tác của đồng bào đã phát triển khá cao biểu hiện ở kỹ thuật làm đất (dùng cày nương “cà nộn” một cách thành thạo), thâm canh cây trồng.

Cây lương thực được trồng chủ yếu là lúa sau đó đến sắn và ngô.

Ở CÁC NHÓM KẸO, MỌN, Cuối, gai là cây được trồng nhiều và giữ vị trí quan trọng trong đời sống KINH TẾ CỦA HỌ.

Ở người Thổ, nghề đánh cá cũng rất phát triển, săn bắt, hái lượm tuy chỉ phát triển ở một số vùng nhưng nó đã góp phần đáng kể vào việc giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống của họ.

Người Thổ trước đây có nghề dệt vải nhưng do điều kiện canh tác cũng như sự giao lưu với người Kinh đã làm cho nghề dệt bị mai một dần

3.2 Phương tiện vận chuyển

Người Thổ chủ yếu dùng hai phương thức vận chuyển.

Ðối với những thứ nhỏ gọn thì có thể mang, xách hay cho vào sọt, bồ để gánh, còn những vật nặng phải dùng đến sức trâu, bò để kéo xe (toàn bộ khung và bánh xe đều được làm bằng gỗ).

4 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Quan Hệ Xã Hội

Ðơn vị hành chính nhỏ nhất trước kia của người Thổ là làng với một ông trùm làng đứng đầu.

Trùm làng được bầu lại hàng năm và có nhiệm vụ đốc thúc công việc sưu dịch, thuế khoá, giải quyết các vụ việc xảy ra trong phạm vi của làng.

Gia đình nhỏ phụ quyền là chủ yếu. Mối quan hệ trong gia đình cũng như làng xóm là tình tương trợ hữu ái.

Tuy sống xen cài giữa nhiều dân tộc nhưng việc kết hôn giữa người Thổ với các dân tộc lân cận dường như không đáng kể, song quan hệ hôn nhân giữa các nhóm Thổ với nhau lại không có sự phân biệt nào.

4.1 Hôn Nhân Người Thổ

Người Thổ có tục “Ngủ Mái”: nam nữ thanh niên được nằm tâm tình với nhau, nhất là vào dịp tết, lễ hội, tuy nhiên không được có hành vi thiếu đúng đắn bởi dư luận và luật tục rất nghiêm minh.

Từ những đêm “Ngủ Mái”, họ chọn bạn trăm năm. Trong hôn nhân, nhà trai phải tốn không ít tiền của và trước khi cưới, chàng trai phải năng đến làm việc cho nhà vợ tương lai.

Hôn lễ của người Thổ phải qua nhiều bước. Thông thường khi cưới, nhà trai phải dẫn một con trâu, 100 đồng bạc trắng, 30 vuông vải, 6 thúng xôi, một con lợn.

Nhiều vùng còn có tục ở rể.

4.2 Tập Quán Sinh Đẻ Của Người Thổ

Sinh nở: Người Thổ Khi sinh được 3 ngày thì cúng bà mụ để đặt tên cho con và người mẹ phải kiêng cữ trong vòng một tháng, trong tháng đó người lạ không được vào nhà.

Người thổ vẫn gìn giữ văn hoá cồng chiêng

5 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Ẩm Thực Dân Tộc Thổ

5.1 Ăn: Trước đây, người Thổ ăn gạo nếp là chính nhưng hiện nay hầu hết đã chuyển sang ăn gạo tẻ. Những khi giáp hạt đói kém họ thường ăn các loại củ, các loại rau và các loại quả hái ở rừng.

Trong các ngày lễ, tết người Thổ thường làm các loại bánh chưng, bánh giầy, bánh gai.

5.2 Uống: Rượu truyền thống của người Thổ phổ biến nhất là rượu cất, rượu cần.

Người Thổ thường hút thuốc lào bằng điếu cày.

6 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Trang Phục Người Thổ

Khó nhận ra cá tính tộc người Thổ qua trang phục.

Đồ mặc của họ có nơi giống như y phục của người Kinh nông thôn nửa thế kỷ về trước, có nơi phụ nữ dùng cả váy mua của người Thái.

Ðàn ông mặc tương tự người Việt với chiếc quần trắng cạp vấn, áo dài lương đen và đầu đội khăn nhiễu tím.

Phụ nữ mặc váy vải sợi bông màu đen, có thêu hai đường chỉ màu từ cạp tới gấu váy; mặc áo 5 thân màu nâu hoặc trắng.

Ở một số nơi, váy phụ nữ thường được mua hoặc đổi của người Thái. Váy bằng vải sợi bông nhuộm chàm, dệt kẻ sọc ngang, khi mặc những đường sọc đó tạo thành vòng tròn song song quanh thân.

Áo cánh trắng cổ viền, tay hẹp như áo cánh người Việt. Phụ nữ đều đội khăn vuông trắng giống như người Mường và để tang bằng khăn dài trắng giống người Việt.

Ở một số vùng thì họ mặc như người Kinh.

 

7 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Nhà Của Người Thổ

Người Thổ sống thành những làng bản đông đúc, chủ yếu theo lối mật tập.

Nhà ở truyền thống là loại nhà sàn được che xung quanh bằng liếp nứa hoặc gỗ. Nhưng ở một số vùng, nhà lại được làm theo kiểu cột ngoãm.

Ở một số địa phương, nhà người Thổ lại giống nhà người Thái. Ngày nay nhiều nơi người ta đã chuyển sang nhà ở đất theo kiểu nhà của người Việt.

Nhà của người Thổ

8 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Tục Lệ Ma Chay Người Thổ

Ma chay: Tổ chức khá linh đình và tốn kém, trước đây có nhà đã giết tới 12 con trâu, người chết được quàn trong nhà hàng tuần.

Quan tài của người Thổ là một cây gỗ nguyên, đục bụng, giống như cách làm thuyền, làm máng đập lúa.

Khiêng người chết đi chôn thì để chân hướng về phía trước.

Khi đặt quan tài cho phía chân xuôi theo dòng nước chảy. Sau khi chôn cất, cúng người chết vào dịp 30 ngày, 50 ngày và 100 ngày.

Lịch: Người Thổ theo âm lịch.

Tục lệ thờ cúng người Thổ

9 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Tục Lệ Thờ Cúng

Người Thổ thờ rất nhiều loại thần, ma, đặc biệt là các vị thần có liên quan đến việc đánh giặc và khai khẩn đất đai.

Trong phạm vi gia đình, ngoài việc thờ cúng tổ tiên, họ còn làm lễ cúng bà mụ mỗi khi trẻ em đau ốm và cúng vía cho người lớn vào dịp lễ, tết, khi đau ốm.

10 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Lễ Tết Của Người Thổ

Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Thổ bắt đầu từ ngày 25 tháng chạp âm lịch, bằng tục lệ làm lễ tạ ơn tổ tiên. Đó là sự thể hiện lòng thành kính hướng về nguồn cội, biết ơn những đấng sinh thành.

Ngày 27, 28 tháng chạp là thời gian chuẩn bị các công việc quét dọn, trang trí lại nhà cửa và bàn thờ tổ tiên, các nguyên liệu làm bánh, chế biến thức ăn.

Trong phong tục thờ cúng tổ tiên của người Thổ, bàn thờ cúng phải được đặt trang trọng ở giữa nhà, hướng thẳng cửa ra vào với quan niệm để tổ tiên phù hộ cho gia đình có cuộc sống mạnh khỏe, ấm no, hạnh phúc, mùa màng tươi tốt.

Theo tục lệ, người phụ nữ trong gia đình không được soạn lễ, thắp hương ở bàn thờ cúng tổ tiên, công việc này chỉ dành riêng cho đàn ông.

Những phong tục, tập quán của người Thổ giờ đây đã ít nhiều thay đổi, tuy nhiên nét đẹp truyền thống văn hóa trong đón tết vẫn được người dân nơi đây lưu giữ, thấm đẫm giá trị nhân văn.

Đồng thời, góp phần làm phong phú và đa dạng di sản văn hóa phi vật thể của vùng đất ĐIỆN BIÊN.

11 Văn Hoá, Văn Nghệ Truyền Thống

Xưa kia người Thổ có nhiều ca dao, tục ngữ, câu đố, truyện cổ, các điệu ca hát của người lớn, những bài đồng dao của trẻ, đặc biệt là những điệu hát ru, v…v. ..Song vốn văn nghệ dân gian Thổ đến nay đã bị quên lãng, mất mát nhiều.

Cứ vào dịp hội hè lễ tết thì người Thổ lại tập trung nhau lại các đôi trai gái lai cùng nhau uống rượu cần, cùng hát múa, tiếng cồng chiêng hoà chung với những câu hát đối tạo nên những âm thanh vang vọng trong đêm hội.

Chiêng của người Thổ giống với người Thái về cấu tạo nhưng họ lại có những điệu đánh khác hẳn. Người Thổ có những câu hát dối rất đặc sắc.

Trò chơi dân gian ngày lễ gồm kéo co, múa sư tử, chơi cờ tướng. Trẻ em thích chơi đá cầu và đánh cù.

 

12 Lời Kết

Chào Các bạn, trên đây là một số thông tin về văn hoá, và những nét đặc trưng của dân tộc Si La một trong 19 các dân tộc Điện Biên đang cùng sinh sống của Thổ Địa Điện Biên.

Hãy cùng tìm hiểu thêm các dân tộc khác đang cùng sinh sống tại Điện Biên ở bên dưới link nhé.

——->>> Xem thêm Dân tộc Si La

——->>> Xem thêm Dân tộc Lự

——->>> Xem thêm Dân tộc Xinh Mun

—->>> City Tour du lịch Điện Biên 3n2đ tại đây

—->>> City Tour du lịch Điện Biên 2n1đ tại đây

Những di tích lịch sử cách mạng này mãi mãi là minh chứng cho sự tồn tại và phát triển bền vững của mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng.

Xem thêm Tour Du Lịch Điện Biên cùng Thổ địa tại đậy

 

CÔNG TY TNHH TMDV DU LỊCH PHAN THÀNH TÂY BẮC

Số 79 Tổ 5 Phường Mường Thanh, Thành Phố Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên

0789.117.227

phanthanhtaybac@gmail.com

https://www.facebook.com/dulichdienbiencungthodia

Bài viết liên quan
Gọi điện thoại
0789.117.227
Chat Zalo