Các Dân Tộc Điện Biên – Người H’Mông

Điện Biên là một tỉnh miền núi ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách thủ đô Hà Nội gần 500km về phía Tây Bắc và là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc dài hơn 400 km, với hình bị chia cắt mạnh bởi đồi núi, các dân tộc Điện Biên cũng rất đa dạng.

Tại Điện Biên hiện có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống.

Tính đến năm 2021, dân số của tỉnh Điện Biên là 625.100 người với mật độ dân số là 66 người/km². Trong đó, dân số nam là 317.400 người và dân số nữ là 307.700 người; dân số thành thị đạt 95 nghìn người và dân số nông thôn đạt 530.100 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của Điện Biên từ năm 2009 đến năm 20192%.

Hãy cùng Thổ Địa Điện Biên khám phá các dân tộc Điện Biên đời sống văn hoá của bà con bản địa tại nơi đây nhé.

1 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Người H’Mong

Dân tộc H’Mong là dân tộc có số dân lớn thứ 2 ở Điện Biên. Người H’Mong ở Điện Biên chủ yếu thuộc ngành Hmong Hoa, Hmong Đỏ, một bộ phận nhỏ Hmong Đen với dân số thống kê năm 2019213.714 người, chiếm 35,6% dân số toàn tỉnh.

Đồng bào Hmong tại điện Biên

2 Hoạt Động Sản Xuất Và Phương Tiện Vận Chuyển

Nguồn sống chính của người HMong là làm nương định canh hoặc nương du canh trồng ngô, lúa, sắn..v..v..

Nông dân có truyền thống trồng xen canh trên nương cùng với cây trồng chính là các cây: ý dĩ, rau, lạc, vừng, đậu..v..v…

Người Hmong chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà, ngựa. Ngựa thồ là phương tiện vận chuyển trên vùng cao núi đá và là phương tiện rất gần gũi và thân thiết với người Hmong.

Họ phát triển đa dạng các nghề thủ công như đan lát, rèn, làm yên cương ngựa..v….v…

Phương tiện vận chuyển của người Hmong chủ yếu là ngựa thồ, xe máy, gùi có hai quai đeo vai.

Những bộ trang phục người h’mong được thêu tay thủ công

3 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Ngôn Ngữ Dân Tộc H’mong

Ngôn ngữ của người Hmong chủ yếu là ngôn ngữ hệ Mông – Dao.

4 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Ẩm Thực Người H’mong

Người Hmong thường ăn ngày 2 bữa, ngày mùa ăn ba bữa. Bữa ăn với các thực phẩm truyền thống có Thắng cố, mèn mén,  (bột ngô đồ) hay cơm, rau xào mỡ và canh. Bột ngô được xúc ăn bằng thìa gỗ. phụ nữ người Hmong khéo làm các loại bánh bằng bột ngô, gạo vào những ngày lễ, tết.

Người Hmong quen uống rượu ngô, hút thuốc bằng điếu cày, trang phục sặc sỡ đa dạng giữa các nhóm.

Người h’mong đang nấu thắng cố

5 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Nhà Ở Người Hmong

Người Hmong ở quần tụ thành từng bản vài chục nóc nhà. Kiểu nhà trệt ba gian hai chái, có từ hai đến ba cửa. Gian giữa nhà đặt bàn thờ tổ tiên. Nhà giàu thì tường trình, cột gỗ kê trên đá tảng hình đèn lồng hay quả bí, mái lợp ngói, sàn gác lát ván. lương thực được cất trữ trên sàn gác.

Chuồng gia súc được lát ván cao ráo, sạch sẽ, ở vùng cao núi đá, mỗi nhà sẽ có một khuôn viên riêng, cách nhau bằng những bức tường xếp đá cao, tuỳ thuộc vào gia chủ.

Nhà của người h’mong tại Điện Biên

6 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Trang Phục H’mong

Trang phục người Hmong rất sặc sỡ đa dạng giữa các nhóm.

Phụ nữ Hmong Trắng trồng lanh, dệt vải lanh, váy màu trắng, áo xẻ ngực, thêu hoa văn ở cánh tay, yếm sau. Cạo tóc, để chỏm, đội khăn rộng vành.

Phụ nữ Hmong Hoa mặc váy màu chàm, có thêu hoặc in hoa bằng sáp ong, áo xẻ nách, trên vai và ngực đắp vải màu, và thêu, để tóc dài, vấn tóc cùng tóc giả.

Phụ nữ Hmong Đen mặc váy bằng vải chàm, in hoa văn bằng sáp ong, xẻ ngực.

Phụ nữ Hmong Xanh mặc váy ống. Phụ nữ Hmong xanh đã có chồng cuốn tóc lên đỉnh đầu, cài bằng lược móng ngựa, đội khăn ra ngoài tạo thành hình như hai cái sừng.

Trang trí trên y phục chủ yếu bằng đắp ghép vải màu, hoa văn thêu chủ yếu là con ốc, hình vuông, hình chữ thập, quả chám.

Quần áo của người H’Mông chủ yếu may bằng vải tự dệt, đậm đà tính cách tộc người trong tạo hình và trang trí với kỹ thuật đa dạng.

Ngày nay, cũng giống như những người anh em dân tộc khác, một số bộ phận nhỏ dân tộc H’Mông cũng bắt đầu kết hợp trang phục dân tộc với quần áo hiện đại giống dân tộc Kinh để tiện hơn cho việc sinh hoạt, sản xuất thường nhật.

Trang phục người H’mong rất đa dạng giữa các nhóm H’mong khác nhau

6.1 Trang Phục Nữ Giới H’mong

Một bộ trang phục cổ truyền của phụ nữ gồm váy hình nón cụt, xếp nếp, phần cạp váy được khâu xếp lại cho vừa 1 vòng bụng và có 2 dây để buộc, phần thân váy khi xòe rộng mềm mại như cánh hoa.

Áo trong có cổ lật ra phía sau gáy, áo khoác ngoài không có tay…. 

Tuy vậy, những hoa văn, họa tiết trên váy mới là yếu tố quan trọng nhất tạo nên vẻ đẹp riêng có của trang phục đồng bào HMong.

Hoa văn trên trang phục của đồng bào HMong đều hết sức mộc mạc, bắt nguồn từ các câu chuyện cổ, thơ ca về cội nguồn dân tộc, phong cảnh thiên nhiên hay phản ánh chính những biểu tượng trong cuộc sống lao động đời thường.

Các họa tiết thường được thêu dưới dạng ô nằm ngang với đường viền là hình vuông, chữ thập, kết hợp với hình quả trám, tam giác, đường cong, đường lượn sóng…

Bên trong là các hình ngôi sao, hoa bí, hoa cà, hoa mận, hoa đào, mỗi họa tiết đều mang những ý nghĩa khác nhau, nhưng chung nhất vẫn là thể hiện sự đoàn kết dân tộc.

Phụ nữ H’mong tại Điện Biên

6.2 Trang Phục Nam Giới H’Mong

Trang phục nam thường mặc áo cánh ngắn ngang hoặc dưới thắt lưng, thân hẹp, ống tay hơi rộng. Áo nam có hai loại: năm thân và bốn thân.

Quần nam giới là loại chân què ống rất rộng so với các tộc trong khu vực. Đầu thường chít khăn, có nhóm đội mũ xung quanh có đính những hình tròn bạc chạm khắc hoa văn, có khi mang vòng bạc cổ, có khi không mang.

Nam giới h’mong

7 Nghề Thêu Sáp Ong Cổ Truyền Của Người H’mong

Từ xưa đến nay, người dân tộc H’Mông luôn giữ ý thức cao trong việc bảo vệ những di sản văn hóa truyền thống. Một trong số đó là bộ môn nghệ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải lanh.

Thông thường, những mảnh vải được người H’Mông vẽ lên thường là những câu chuyện về thế giới quan, những trang ký sử hoặc về vùng sơn cước, thiên nhiên.

Nghề thêu sáp ong truyền thống của người h’mong

7.1 Quy Trình Vẽ Sáp Ong

Để tạo nên được một tấm vải hoàn chỉnh, người Hmong phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau từ lựa chọn nguyên liệu cho đến nhuộm vải.

Sáp ong vàng và sáp ong đen sau khi được đun nóng, được trộn với nhau để tạo ra màu mong muốn. Người phụ nữ Hmong, luôn phải túc trực bên bếp lửa nóng để sử dùng sáp ong nóng được đun chảy và tỉ mỉ vẽ lên trang phục.

Khi vẽ, người Hmong phải dùng loại bút đặc biệt có ngòi hình tam giác và nẹp bằng thanh tre. Khi lấy sáp ong, người vẽ cũng phải thật cẩn thận lẩy đủ một lượng sáp ong  để không bị loang lổ ra vải.

Sau khi vẽ xong, váy sẽ trải qua các công đoạn như luộc, hấp, phơi nắng,… thì mới có thể hoàn thành. Chính vì vậy, để hoàn thành một chiếc váy, người ta có thể kéo dài cả 1-2 năm.

Những bộ váy thêu sáp ong rất tỉ mỉ và công phu

7.2 Lưu Giữ Giá Trị Văn Hoá

Phụ nữ người HMong tại một số nơi ở Điện Biên hiện nay vẫn duy trì kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong truyền thống và được không ít du khách đến tham quan và mua làm quà lưu niệm sản phẩm này.

Để bảo tồn, duy trì nghề thủ công truyền thống, các bản thường xuyên vận động, tạo điều kiện thuận lợi giúp các gia đình duy trì và phát triển sản phẩm vào lúc nông nhàn.

Tri thức dân gian kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải của người Hmong tại Điện Biên chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc.

Dù đứng trước cuộc sống hiện đại thì người dân bản Cổng Trời vẫn cùng nhau bảo vệ và phát huy giá trị di sản mang đậm tính thẩm mỹ, sự tài hoa, tinh tế và khéo léo như câu hát của người phụ nữ HMong.

Phụ nữ lớn tuổi tại bản Cổng Trời Điện Biên đang gìn giữ vẻ đẹp truyền thống thêu sáp ong

8 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Tục Thờ Cúng Của Người Hmong

Trong gia đình có nhiều nơi linh thiêng dành riêng cho việc thờ cúng như nơi thờ tổ tiên, ma nhà, ma cửa, ma bếp. Những người biết nghề thuốc, biết làm thầy còn lập bàn thờ cúng những vị tổ sư nghề của mình. Nhiều lễ cúng kiêng cấm người lạ vào nhà, vào bản. Sau khi cúng ma cầu xin cho ai thường đeo bùa để lấy khước.

Đám tang cúa người H’mong

8.1 Dân Tộc H’Mong Theo Đạo Gì?

Về tôn giáo của người Hmong, phần lớn chủ yếu là thờ cúng tổ tiên, ông bà, một bộ phận người Hmong ở biên giới theo đạo Kito giáo, thiên chúa.

Tục thờ cúng người chết của người H’mong

9 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Lễ Tết

Tết truyền thống của người Hmong ăn từ đầu tháng 12 âm lịch, sớm hơn tết nguyên đán của người Việt gần một tháng, theo cách tính lịch cổ truyền của người Hmong, phù hợp với lịch truyền thống.

Ngày tết dân làng thường chơi còn, đu, thổi khèn, ca hát ở những bãi rộng xung quanh làng. Tết lớn thứ hai đối với người Hmong là tết 5/5 âm lịch. Ngoài những tết chính tuỳ từng nơi họ còn có các tết vào các ngày 3/3, 13/6, 7/7 âm lịch. 

Ngoài tết riêng thì người H’Mông còn chuẩn bị nhiều đồ ăn, thức uống đón Tết cùng người Kinh. Trong đó không thể thiếu món truyền thống là mèn mén, thịt, cải xanh, ớt nướng làm muối chấm trong bữa ăn.

10 Tục Bắt Vợ Của Người H’mong

Tục bắt vợ là một luật tục của đồng bào dân tộc thiểu số H’Mông. Khi con gái lớn người con trai đến nhà con gái cướp về làm vợ. Hủ tục bắt vợ ăn sâu bám rễ đến ngày nay vì nó bắt nguồn từ tập tục làm nương, người phụ nữ khi lấy về thường sẽ trở thành lao động chính.

Tục này thường nảy sinh chuyện tảo hôn, nhiều cặp đôi lấy nhau về rồi nhưng vẫn “chưa biết làm gì” vì chưa thực sự trưởng thành. Họ lấy vợ sớm để có thêm người làm, vừa sớm sinh con đẻ cái, có thêm nhiều lao động. Trọng nam, khinh nữ cũng còn rất rõ, lấy vợ về để “phục vụ”.

Đám cưới người H’mong nay đã văn minh hơn

10.1 Tục Bắt Vợ Ngày Nay

Hiện Tại tục “bắt vợ” trong đồng bào dân tộc Mông hiện vẫn còn. Tuy nhiên không như mọi người nghĩ, do tiếp xúc với mạng xã hội, đẩy trend, lên top, cùng với những video clip được dàn dựng, tục bắt vợ đã bị biến tướng, khiến mọi người hiểu lầm về phong tục truyền thống này.

Thực ra tục bắt vợ là một phần trong nghi thức cưới hỏi của đồng bào dân tộc H’Mong, hai bên trai gái đều có sự đồng ý chứ không gay gắt như trên các trang mạng xã hội vừa thông tin về một số trường hợp “bắt vợ” ở các tỉnh phía Tây Bắc.

Khi chàng trai và cô gái có sự đồng ý, chàng trai sẽ đưa cô gái về nhà, trước khi vào nhà, chàng trai sẽ nói: – ”Ơ bố mẹ ơi, hôm nay con bắt được vợ, lấy được vợ về rồi.”

Sau đó, bố mẹ chàng trai sẽ bắt một con gà trống rồi ôm con gà đi 3 vòng quanh cô gái để xua đuổi những điều xấu từ bên ngoài theo về nhà. Cô gái chính thức ở lại nhà chàng trai, đồng thời sẽ có người thông báo đến gia đình nhà gái về sự việc.

Sau 3 ngày, gia đình chàng trai tổ chức làm vía cho cô gái và đến nhà gái để nói chuyện tổ chức cưới xin.

Tiệc cưới của đồng bào H’mong

10.2 Hiểu Đúng Hơn Về Tục Bắt Vợ

Tục “bắt vợ” có thể coi như lối thoát cho những hoàn cảnh nghèo không đủ tiền thách cưới, cũng thể hiện cho sự tự do hôn nhân của dân tộc H’Mong.

Nếu đôi trai gái yêu thương nhau từ trước nhưng không đủ tiền thách cưới hoặc bố mẹ cô gái không đồng ý, 2 người sẽ cùng bàn kế để chàng trai làm lễ bắt vợ. Đến ngày hẹn, chàng trai xuất hiện cùng bạn bè để “bắt” cô gái về nhà.

Tục “bắt vợ – kéo vợ” thường diễn ra vào ban đêm. Theo tục lệ, con gái đã sang nhà trai thì hồn đã nhập vào nhà trai, khó quay về, sang ngày thứ ba, nhà trai cử người sang nhà gái báo tin chính thức việc cô gái đã được đón sang nhà trai kết duyên vợ chồng, đồng thời xin nhà gái cho làm lễ cưới, định thời gian và thỏa thuận về lễ vật.

Theo truyền thống của người Mông, bao giờ cũng phải tổ chức kéo vợ, sau đó mới tiến tới đám cưới. Người Mông “bắt vợ” khi các cặp trai gái đã yêu nhau, khi đã đồng ý tiến tới hôn nhân.

Tục bắt vợ thường diễn ra trong thời gian đầu mùa xuân, theo quan niệm của đồng bào Mông, “bắt vợ – kéo vợ” là phong tục tốt đẹp, vừa là một phần trong nghi thức cưới hỏi như là hình thức “làm lý” của người Mông, vừa thể hiện giá trị của người phụ nữ bởi khi người phụ nữ được kéo về làm vợ chứng tỏ mình có giá trị.

Một buổi chợ phiên vùng cao của người H’mong tại Điện Biên

11 Lời Kết

Chào Các bạn, trên đây là một số thông tin về văn hoá, và những nét đặc trưng của dân tộc H’Mong một trong 19 các dân tộc Điện Biên đang cùng sinh sống của Thổ Địa Điện Biên.

Hãy cùng tìm hiểu thêm các dân tộc khác đang cùng sinh sống tại Điện Biên ở bên dưới link nhé.

——->>> Xem thêm Dân tộc Khơ – Mú

——->>> Xem thêm Dân tộc Thái

——->>> Xem thêm Dân tộc Lự

—->>> City Tour du lịch Điện Biên 3n2đ tại đây

—->>> City Tour du lịch Điện Biên 2n1đ tại đây

Những di tích lịch sử cách mạng này mãi mãi là minh chứng cho sự tồn tại và phát triển bền vững của mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng.

Xem thêm Tour Du Lịch Điện Biên cùng Thổ địa tại đậy

 

CÔNG TY TNHH TMDV DU LỊCH PHAN THÀNH TÂY BẮC

Số 79 Tổ 5 Phường Mường Thanh, Thành Phố Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên

0789.117.227

phanthanhtaybac@gmail.com

https://www.facebook.com/dulichdienbiencungthodia

 

Bài viết liên quan
Gọi điện thoại
0789.117.227
Chat Zalo