Các Dân Tộc Điện Biên – Người Thái

Điện Biên là một tỉnh miền núi ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách thủ đô Hà Nội gần 500km về phía Tây Bắc và là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc dài hơn 400 km, với hình bị chia cắt mạnh bởi đồi núi, các dân tộc Điện Biên cũng rất đa dạng.

Tại Điện Biên hiện có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống.

Tính đến năm 2021, dân số của tỉnh Điện Biên là 625.100 người với mật độ dân số là 66 người/km². Trong đó, dân số nam là 317.400 người và dân số nữ là 307.700 người; dân số thành thị đạt 95 nghìn người và dân số nông thôn đạt 530.100 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của Điện Biên từ năm 2009 đến năm 20192%.

Hãy cùng Thổ Địa Điện Biên khám phá các dân tộc Điện Biên đời sống văn hoá của bà con bản địa tại nơi đây nhé.

1 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Người Thái

Người Thái tại Điện Biên hiện là một trong 19 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, có 2 ngành người Thái đông nhất tại đây là Thái Đen (Tày Đăm) Thái Trắng (Tày Đón).

Người Thái đã có mặt ở Điện Biên từ cách đây hơn 1200 năm và là một trong số những dân tộc có mặt lâu đời nhất tại Điện Biên.

Phụ nữ người Thái đen trong trang phục áo cóm, khăn piêu truyền thống

2 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Dân Cư Dân Tộc Thái

Theo cuộc điều tra dân số năm 2019, người Thái ở Điện Biên là dân tộc có dân số đông nhất tỉnh với 228.279 người, chiếm 38,1% dân số toàn tỉnh.

3 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Ngôn Ngữ Và Chữ Viết

Tiếng dân tộc Thái có ngôn ngữ và văn tự riêng. Các nhà dân tộc học hiện nay đã xếp tộc người này vào Nhóm nói tiếng Thái – ngữ hệ (họ ngôn ngữ) Kra-Dai (hay còn gọi là Tai-Kadai) . Do có chung một cội nguồn, các ngôn ngữ giữa các ngành Thái có tỷ lệ từ vựng chung cao.

Người Thái đen Điện Biên

4 Đặc Điểm Kinh Tế

Người Thái có nhiều kinh nghiệm, đào mương, dựng đập, bắc máng lấy nước làm ruộng. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Người Thái cũng làm nương để trồng lúa, hoa màu và nhiều thứ cây khác.

Từng gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một số nơi làm đồ gốm… Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm, với những hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ, bền đẹp.

5 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Hôn Nhân Dân Tộc Thái

Người Thái có tục ở rể, vài tháng hoặc vài năm sau, mới diễn ra đám cưới chính thức đón người vợ về ở bên nhà chồng, nhưng bây giờ tuỳ từng địa phương trong tỉnh có bản còn giữ tục lệ này, có bản thì không.

Cô gái Thái khi lấy chồng phải búi tóc (Tằng Cẩu) ở nhóm Thái Đen.

Sự khác nhau giữa trang phục truyền thống người Thái đen và Thái trắng

6 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Ma Chay

Người Thái quan niệm chết là tiếp tục “sống” ở thế giới bên kia. Vì vậy, đám ma là lễ tiễn những người chết về “Mường trời”.

Nhà Mồ của người Thái

7 Văn Hoá Người Thái Các Dân Tộc Điện Biên

Người Thái sớm có chữ viết nên nhiều vốn cổ (văn học, luật tục, dân ca, truyện cổ) được ghi chép lại trên giấy bản và lá cây.

Người Thái rất thích ca hát, đặc biệt là khắp. Là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa.

Nhiều điệu múa đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả như Múa Xoè, nhảy Sạp..v…v..

Phụ nữ Thái trong điệu xoè, nhảy sạp

8 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Lịch Sử Dân Tộc Thái

Người Thái xuất xứ từ phía nam Trung Quốc, có cùng nguồn gốc với các nhóm dân ít người bây giờ như Choang, Tày, Nùng. Dưới sức ép của người Hán và người Việt ở phía bắc và phía đông, người Thái dần di cư về phía nam và tây nam.

Người Thái di cư đến Việt Nam trong thời gian từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII. Trung tâm của họ khi đó là Điện Biên Phủ (Mường Thanh). Từ đây, họ tỏa đi khắp nơi ở Đông Nam Á cùng 1 lúc bây giờ như Lào, Thái Lan, bang Shan ở Miến Điện và một số vùng ở đông bắc Ấn Độ cũng như nam Vân Nam.

Vậy nên tổ tiên của những Thái đều ở Vân Nam hết rồi di cư xuống Đông Nam Á và Ấn Độ.

Người Thái tắm bên suối

9 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Nhà Cửa 

Điểm khác biệt nhất của nhà cửa người Thái so với người Kinh Việt là họ ở nhà sàn.

Nhà sàn người Thái trắng có khá nhiều điểm gần với nhà Tày-Nùng. Còn nhà người Thái Đen lại gần với kiểu nhà của các cư dân Môn-Khmer.

Tuy vậy, nhà người Thái Đen lại có những đặc trưng không có ở nhà của cư dân Môn-Khmer: nhà người Thái Đen có nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau. Hai gian hồi để trống và có lan can bao quanh. Khung cửa ra vào và cửa sổ có nhiều hình thức trang trí khác nhau.

Nhà sàn truyền thống của người Thái đen, với khau cút, mái hình mai rùa

10 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Ẩm Thực Của Người Thái

Ngày nay ăn gạo tẻ đã trở thành lương thực chính của người Thái, tuy nhiên gạo nếp vẫn được coi là lương thực truyền thống. Gạo nếp được ngâm kỹ với nước, sau đó bỏ vào chõ đặt lên bếp đồ thành xôi.

Trên mâm cơm của người Thái không thể thiếu được món ớt giã hoà muối, tỏi, có rau thơm, mùi, lá hành..v…v… Có thể thêm gan gà luộc chín, ruột cá, cá nướng ..v…v.. được gọi chung là Chéo (Chẳm chéo).

Hễ có thịt các con vật ăn cỏ thuộc loài nhai lại thì buộc phải có nước nhúng lấy từ lòng non (Nậm pịa). Thịt cá ăn tươi thì làm món nộm, nhúng (Lạp, Gỏi), ướp muối, thính làm mắm, ăn chín, đặc biệt nhất phải kể đến các món chế biến từ cách nướng, lùi, đồ, sấy, sau đó mới đến các món canh.

Họ ưu thích các vị cay, chua, đắng, chát, bùi, ít dùng các món ngọt, lợ, đậm, nồng…v….v… Thường uống rượu cần, rượu cất, rượu tự nấu. 

Người thái hút thuốc lào bằng ống tre, nứa, và châm lửa bằng đóm tre ngâm khô nỏ.

Ẩm thực dân tộc Thái rất phong phú, với các món nướng, lạp, gỏi…

11 Trang Phục Dân Tộc Thái

11.1 Nữ Giới

Các cô gái thái mặc áo truyền thống gọi là Áo Cóm.

Dân tộc Thái được chia làm hai nhóm ngành là Thái trắng và Thái đen, trang phục váy áo Cóm vì thế cũng có sự khác nhau giữa hai nhóm.

Áo Cóm của phụ nữ Thái trắng thì cổ áo có hình trái tim, nẹp vải đen; trong khi đó, áo Cóm của người Thái đen lại được may cổ tròn, cao, ôm khít cổ. Bộ váy áo Cóm được phụ nữ Thái sử dụng trong tất cả các hoạt động đời sống hàng ngày.

Áo Cóm Thái nói chung thường đính hàng khuy bạc hình con bướm..Một bên là đại diện cho hàng khuy bướm đực, một bên là hàng khuy bướm cái được cài đan xen vào nhau tạo thành một đường thẳng rất đẹp và nổi bật trên nền áo.

Khuy bướm thường có 13 đôi, có nhiều hình dáng khác nhau như: hình con bướm, con nhện, con ve hay hình lá cây... Hai hàng khuy này mang ý nghĩa về sự kết hợp của âm dương, sự trường tồn của giống nòi, chạy trên đường nẹp xẻ ngực, bó sát thân, ăn nhịp với chiếc váy vải màu thâm, hình ống, thắt eo bằng dải lụa màu xanh lá cây.

Đeo dây xà tích dân tộc Thái làm bằng bạc ở bên hông.

Nữ người Thái đen đội khăn piêu nổi tiếng với các hình hoa văn thêu nhiều màu sắc rực rỡ.

11.2 Nam Giới

Nam giới người Thái mặc quần cắt theo kiểu chân què có cạp để thắt lưng, áo cánh xẻ ngực có túi ở hai bên giấu vạt.  Áo của người Thái trắng có thêm túi ở trước ngực trái. Màu quần phổ biến là đen, màu gạch non, hoặc sọc kẻ trắng.

Nghi lễ tằng cẩu ở người Thái đen

12 Lời Kết

Chào Các bạn, trên đây là một số thông tin về văn hoá, và những nét đặc trưng của dân tộc Thái một trong 19 các dân tộc Điện Biên đang cùng sinh sống của Thổ Địa Điện Biên.

Hãy cùng tìm hiểu thêm các dân tộc khác đang cùng sinh sống tại Điện Biên ở bên dưới link nhé.

——->>> Xem thêm Dân tộc Thổ

——->>> Xem thêm Dân tộc Xinh Mun

——->>> Xem thêm Dân tộc Lự

—->>> City Tour du lịch Điện Biên 3n2đ tại đây

—->>> City Tour du lịch Điện Biên 2n1đ tại đây

Những di tích lịch sử cách mạng này mãi mãi là minh chứng cho sự tồn tại và phát triển bền vững của mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng.

Xem thêm Tour Du Lịch Điện Biên cùng Thổ địa tại đậy

 

CÔNG TY TNHH TMDV DU LỊCH PHAN THÀNH TÂY BẮC

Số 79 Tổ 5 Phường Mường Thanh, Thành Phố Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên

0789.117.227

phanthanhtaybac@gmail.com

https://www.facebook.com/dulichdienbiencungthodia

Bài viết liên quan
Gọi điện thoại
0789.117.227
Chat Zalo