Các Dân Tộc Điện Biên – Người Kháng

Điện Biên là một tỉnh miền núi ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách thủ đô Hà Nội gần 500km về phía Tây Bắc và là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc dài hơn 400 km, với hình bị chia cắt mạnh bởi đồi núi, các dân tộc Điện Biên cũng rất đa dạng.

Tại Điện Biên hiện có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống.

Tính đến năm 2021, dân số của tỉnh Điện Biên là 625.100 người với mật độ dân số là 66 người/km². Trong đó, dân số nam là 317.400 người và dân số nữ là 307.700 người; dân số thành thị đạt 95 nghìn người và dân số nông thôn đạt 530.100 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của Điện Biên từ năm 2009 đến năm 20192%.

Hãy cùng Thổ Địa Điện Biên khám phá các dân tộc Điện Biên đời sống văn hoá của bà con bản địa tại nơi đây nhé.

1 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN – NGƯỜI KHÁNG

Người Kháng, còn gọi là Xá KhaoXá XúaXá ĐónXá DângXá HộcXá AỏiXá BungQuảng Lâm, là dân tộc cư trú tại bắc Việt Nam và Lào. Họ là một trong số những dân tộc cư trú lâu đời nhất ở miền Tây Bắc nước ta.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Kháng ở Việt Nam có dân số là 13.840 người, cư trú tại 25 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố.

Tại Điện Biên năm 20094.220 người sinh sống, chiếm 30,5% tổng số người Kháng tại Việt Nam

Dân tộc Kháng cư trú ở các huyện: Mường Chà, Tuần Giáo, Mường Nhé.

Phụ nữ dân tộc Kháng

2 Lịch Sử Hình Thành Và Ngôn Ngữ Dân Tộc Kháng

Người Kháng là chủ nhân ban đầu và lâu đời của vùng đất Tây Bắc Việt Nam trước khi dân tộc Thái từ nam Trung Quốc và dân tộc Khơ Mú từ Lào di cư tới địa bàn này.

Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ Me (ngữ hệ Nam Á). Họ nói thạo tiếng Thái.

3 Hoạt Động Sản Xuất Và Phương thức Vận Chuyển

3.1 Hoạt Động Sản Xuất:

Nương rẫy là hình thái kinh tế chủ đạo với cách thức phát đốt, chọc lỗ tra hạt. Có thể phân thành 3 nhóm:

Nhóm sống du canh du cư: làm rẫy.

Nhóm du canh bán định cư: làm rẫy kết hợp làm ruộng.

Nhóm định canh định cư: làm ruộng kết hợp làm rẫy. Tập quán trồng lúa nếp kết hợp trồng ngô, sắn, vừng… Chăn nuôi khá phát triển: lợn, gà, vịt, trâu, bò.

Nghề phụ nổi tiếng là đan lát đồ gia dụng (hòm, ghế mây, mây, gùi…) Người Kháng giỏi đóng và đi thuyền độc mộc, thuyền đuôi én. Thuyền của họ đóng được các dân tộc anh em ưa mua dùng.

Đời sống hàng ngày của dân tộc Kháng

3.2 Phương thức vận chuyển:

Người Kháng thường dùng loại gùi một quai, đeo qua trán, di chuyển bằng thuyền đuôi én.

Họ trồng bông rồi đem bông đổi lấy vải và đồ mặc của người Thái.

4 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Quan Hệ Xã Hội

Nằm trong sự quản lý của các mường Thái trước đây, Người Kháng không có tổ chức xã hội riêng. Chức dịch cao nhất trong bản là: quan cai gần như Tạo bản người Thái. Trong các bản người Kháng đã có sự phân hoá giàu nghèo.

Tiểu gia đình phụ quyền chiếm ưu thế trong bản. Bên cạnh đó cũng tồn tại một số tàn dư của chế độ mẫu hệ: tục ở rể, vai trò ông

4.1 Hôn Nhân Người Kháng

Ngày xưa, việc lấy vợ, lấy chồng của người Kháng vừa tự do vừa phải qua nhiều nghi thức.

Sau bốn năm đêm tìm hiểu ngủ lại nhà người con gái, nếu đôi trai gái ưng ý nhau thì tiến hành ăn hỏi và rất nhiều nghi thức mà đôi trẻ và hai bên nhà trai nhà gái phải thực hiện.

Sau 3 năm ở rể, đôi vợ chồng trẻ phải làm lễ ra mắt hai họ, nhà trai mới tổ chức đón dâu. Ðây là lễ quan trọng nhất.

Lễ cúng truyền thống của người Kháng

5 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Ẩm Thực Dân Tộc Kháng

Người Kháng thích ăn xôi và các món có vị chua, cay như: cá ướp chua, dưa lá củ ráy ngứa, món hỗn hợp gồm lá lốt, thịt, ớt, tỏi, rau thơm hoà trộn, đồ chín.

Tục uống bằng mũi (tu mui) là nét văn hóa độc đáo của họ. Người Kháng quen uống rượu trắng, rượu cần, hút thuốc lá và hút thuốc lào.

Ẩm thực người Kháng

6 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Trang Phục Người Kháng

Người Kháng là một dân tộc có Cá tính dân tộc Kháng mờ nhạt,  họ có phong cách trang phục giống người Thái đen. Phụ nữ nhuộm răng đen, ăn trầu.

Sống gần gũi với cộng đồng Thái, nhiều nét văn hóa của đồng bào Kháng dần biến đổi giống với văn hóa dân tộc Thái.

Trang phục thường ngày của phụ nữ Kháng là váy đen, áo cóm. cổ chữ V khoét sâu, thắt lưng xanh. Trên viền nẹp áo họ khâu thêm dải vải màu sắc nổi bật. Trên hai vai áo có đính hai dải vải đỏ buông xuống trước ngực. 

Đàn ông thường mặc quần chân què, áo chàm xẻ ngực. Tuy nhiên ngày nay phụ nữ dân tộc Kháng cũng sử dụng cả những chiếc áo sơ mi giống người dân tộc Kinh, đàn ông mặc áo sơ mi, quần Tây.

Bộ trang phục truyền thống họ chỉ dành cho những dịp hội hè, lễ tết.

Phụ nữ Kháng bên trang phục áo cóm

 

7 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Nhà Của Người Kháng

Người Kháng ở nhà sàn. Nhà thường có 3 gian 2 chái, mái kiểu mu rùa và hai cửa ra vào ở hai đầu nhà, 2 cửa sổ ở hai vách bên.

Trước kia, mái ở hai đầu hồi thường được làm thẳng, hiện nay nhiều nơi đã làm mới hình mái rùa như nhà Thái Đen.

Mỗi nhà có hai bếp lửa (một bếp để nấu ăn hàng ngày, còn một bếp để sưởi và để nấu đồ cúng khi bố mẹ chết).

Nhà sàn của người Kháng

8 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Tục Lệ Ma Chay Người Kháng

Người Kháng có tục chia của cho người chết gồm: chăn, đệm, dao, bát, đĩa, hòm đựng quần áo, ống nước, giỏ xôi… và những gì khi còn sống người quá cố thường dùng.

Tất cả những lễ vật này được đặt phía trên đầu mộ. ở phía đầu mộ còn chôn một cái cột cao, trên đó buộc treo một hình con chim bằng gỗ và một cái áo mà người chết thường mặc.

Sau khi chôn xong, về đến nhà, anh em, bà con phải đứng dưới gầm sàn để ông cậu cắt một nhúm tóc bỏ vào bát nước lã đựng trứng, cá sấy khô rồi đem vứt ở vệ đường vào bãi tha ma để hồn người chết không về quấy rối con cháu, người thân.

Tục lệ của người Kháng

9 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Tục Lệ Thờ Cúng

Họ tin rằng con người có 5 hồn. Một hồn chính ở trên đầu bốn hồn ở tứ chi. Khi chết, hồn chính biến thành ma lành phù hộ con cháu, bốn hồn còn lại biến thành ma dữ hay quấy nhiễu vòi “ăn”.

Người ta còn tin nhiều loại ma khác như: ma suối, ma bản… Người Kháng thờ ma bố và có tục thờ ma mẹ. Việc cúng bố mẹ được tiến hành 3 năm một lần.

Ðây là lễ vui nhất, gia đình thường mời anh em, bà con trong bản tới dự bữa cơm, sau đó xoè, múa thâu đêm.

10 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Lễ Tết Của Người Kháng

Người Kháng ăn tết Nguyên đán, tết cơm mới và thực hiện các nghi lễ liên quan đến nông nghiệp nương rẫy.

10.1 lễ hội Pang Phoóng dân tộc Kháng ở xã Phình Sáng, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

Từ xa xưa đồng bào dân tộc Kháng dòng họ Lò Khun ở bản Nậm Mu, xã Phình Sáng, huyện Tuần Giáo đã sáng tạo ra lễ hội Pang Phoóng (Pang dịch ra là lễ, Phoóng là tổ tiên).

Lễ hội thường diễn ra 03 ngày trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 dương lịch hàng năm. Lễ hội Pang Phoóng chứa đựng nhiều lễ thức dân gian hết sức sinh động và có ý nghĩa gần giống lễ tạ ơn của một số dân tộc thiểu số khác.

Hàng năm trước khi thu hoạch vụ mùa, đồng bào Kháng tổ chức lễ hội để tạ ơn tổ tiên, trời đất đã phù hộ cho họ một năm mưa thuận gió hòa, sức khỏe dồi dào và làm ăn phát đạt đồng thời cầu xin những điều may mắn, tốt đẹp cho một năm mới.

Khi tiếng trống, tiếng chiêng vang lên trên khắp bản mường là lúc báo hiệu mùa lễ hội bắt đầu. Theo truyền thuyết, lễ hội Pang Phoóng bắt nguồn từ một sự tích.

Hàng năm, cứ đến mùa hoa mào gà nở đỏ trên nương cũng là mùa lúa chín. Đồng bào Kháng dòng họ Lò Khun lại tổ chức lễ hội Pang Phoóng tại nhà trưởng họ.

Mỗi lần lễ hội diễn ra các gia đình trong dòng tộc nô nức kéo về hội tụ để cùng tưởng nhớ về “Mẹ Vượn“. Đây cũng là dịp họ hàng, anh em, bạn bè, trai tài gái sắc gặp nhau sau những ngày tháng lao động vất vả.

Trong không khí linh thiêng mà ấm áp tình người, tràn đầy sự hứng khởi, cả bản mường cùng hân hoan trong lễ hội.

11 Lời Kết

Chào Các bạn, trên đây là một số thông tin về văn hoá, và những nét đặc trưng của dân tộc Si La một trong 19 các dân tộc Điện Biên đang cùng sinh sống của Thổ Địa Điện Biên.

Hãy cùng tìm hiểu thêm các dân tộc khác đang cùng sinh sống tại Điện Biên ở bên dưới link nhé.

——->>> Xem thêm Dân tộc Khơ – Mú

——->>> Xem thêm Dân tộc Lự

——->>> Xem thêm Dân tộc Hà Nhì

—->>> City Tour du lịch Điện Biên 3n2đ tại đây

—->>> City Tour du lịch Điện Biên 2n1đ tại đây

Những di tích lịch sử cách mạng này mãi mãi là minh chứng cho sự tồn tại và phát triển bền vững của mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng.

Xem thêm Tour Du Lịch Điện Biên cùng Thổ địa tại đậy

 

CÔNG TY TNHH TMDV DU LỊCH PHAN THÀNH TÂY BẮC

Số 79 Tổ 5 Phường Mường Thanh, Thành Phố Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên

0789.117.227

phanthanhtaybac@gmail.com

https://www.facebook.com/dulichdienbiencungthodia

 

 

Bài viết liên quan
Gọi điện thoại
0789.117.227
Chat Zalo