Các Dân Tộc Điện Biên – Người Si La

Điện Biên là một tỉnh miền núi ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách thủ đô Hà Nội gần 500km về phía Tây Bắc và là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc dài hơn 400 km, với hình bị chia cắt mạnh bởi đồi núi, các dân tộc Điện Biên cũng rất đa dạng.

Tại Điện Biên hiện có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống.

Tính đến năm 2021, dân số của tỉnh Điện Biên là 625.100 người với mật độ dân số là 66 người/km². Trong đó, dân số nam là 317.400 người và dân số nữ là 307.700 người; dân số thành thị đạt 95 nghìn người và dân số nông thôn đạt 530.100 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của Điện Biên từ năm 2009 đến năm 20192%.

Hãy cùng Thổ Địa Điện Biên khám phá các dân tộc Điện Biên đời sống văn hoá của bà con bản địa tại nơi đây nhé.

1 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN – NGƯỜI SI LA

Người Si La, còn gọi là Cú Dé XửKhà Pé, là một dân tộc cư trú ở bắc Làobắc Việt Nam.

Tại Việt Nam người Si La được công nhận là một trong số 54 dân tộc tại Việt Nam, và là 1 trong 19 dân tộc cùng chung sống tại Điện Biên.

Theo điều tra dân số năm 2019 trên cả nước có tổng cộng 909 người và tại Điện Biên năm 2009 là 148 người, chiếm 20,87% tổng số người Si La tại Việt Nam 

Ở Việt Nam người Si La cư trú quần tụ ở bản Seo Hay, Sì Thâu Chải thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu và tại bản Nậm Sin xã Chung Chải huyện Mường Nhé.

Phụ nữ Si la trong điệu múa truyền thống

2 Lịch Sử Hình Thành Và Ngôn Ngữ Dân Tộc Si La

Người Si La có nguồn gốc di cư từ Lào sang Việt Nam cách đây khoảng hơn 150 năm nay. 

Cũng có thông tin cho rằng người Si La ở Việt Nam là di cư từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) sang Việt Nam cách đây khoảng 150 năm.

Khi đến Việt Nam, người Si La chỉ có sáu hộ gia đình mang các họ Lý, Giàng, Pờ, Hù, Lỳ và Vàng. Nhìn chung, các hộ người Si La ở Việt Nam thường cư trú không ổn định, liên tục chuyển đi, chuyển lại nhiều lần.

Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến

3 Hoạt Động Sản Xuất Và Phương thức Vận Chuyển

Hoạt Động Sản Xuất: Trước kia chuyên làm nương du canh, nay sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, ngô trên ruộng nương. Hái lượm giữ vị trí quan trọng trong đời sống.

Khoảng vài thập niên gần đây, người Si La học trồng thêm lúa nước. Mặc dầu nông nghiệp đóng vai trò chính nhưng săn bắn và hái lượm vẫn giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống.

Nhìn chung, mức sống của người Si La còn thấp. Tình trạng thiếu ăn khá phổ biến. Bệnh thường gặp là bướu cổ và sốt rét. Do tử suất cao nên tổng dân số thấp

Phương tiện vận chuyển: Người Si La phổ biến dùng gùi. Ngoài ra họ còn biết dùng thuyền, mảng đi lại trên sông.

4 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Quan Hệ Xã Hội

Làng bản Si La xưa kia chịu sự cai quản của hệ thống chức dịch người Thái, chưa có sự phân hoá giai cấp. Tính cộng đồng trong công xã cao.

Quan hệ dòng họ khá chặt chẽ. Có nhiều tên họ khác nhau nhưng họ và họ Pờ đông hơn cả. Do quan niệm cùng tên họ là cùng chung tổ tiên xa xưa do điều kiện cư trú xa cách, người ở chi họ này dễ dàng xin nhập sang chi họ khác, cùng thờ tổ tiên với nhau.

Mỗi chi họ đều có người già nhất, không phân biệt dòng trưởng hay thứ, đứng đầu. Hàng năm vào hai kì, tết năm mới và cơm mới, có lễ cúng tổ tiên chung ở nhà người trưởng họ với các lễ vật rất đặc trưng như thịt sóc, cua, cá bống, ống rượu cần tượng trưng, vài bông lúa, khoai sọ, bó lá hạt cườm.

Trên mâm cúng không dùng hương mà đốt nến bằng sáp ong.

Những đồ thờ gia bảo của dòng họ bày ở bàn thờ là trống, nhạc ngựa, quả bầu, chén đựng rượu. Khi người trưởng họ mất, chỉ sau 3 năm người lên thay mới được quyền chuyển những đồ thờ này sang bàn thờ nhà mình.

Người trưởng họ có vai trò lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ giữa các thành viên trong họ, cưới xin, ma chay, cho người ra khỏi họ hoặc kết nạp thành viên mới vào họ. Những người cùng họ không được lấy nhau.

Một gia đình dân tộc si la

 

4.1 Hôn Nhân Người Si La

Trai gái yêu nhau được quan hệ với nhau, người con trai được ngủ qua đêm tại nhà người yêu của mình. Có tục cưới hai lần. Lần đầu đón cô dâu về nhà chồng. Lần thứ hai sau một năm, nhà trai trao tiền cưới cho nhà gái.

4.2 Tập Quán Sinh Đẻ Của Người Si La

Phụ nữ sinh con ở trong nhà, đẻ ngồi. Nhau đẻ đựng trong ống nứa, phủ một lớp tro bếp lên trên dựng ở góc bếp cho đến ngày đặt tên cho đến ngày đặt tên cho đứa trẻ.

Họ thường mời bà già trong bản tới đặt tên cho con để mong con sống lâu. Sau khi đặt tên, bà già này bịt ống đựng nhau bằng lá chuối, nếu con trai buộc chín lạt, con gái buộc bảy lạt, rồi đem treo hoặc chôn. Lễ cúng hồn cho trẻ sơ sinh được tiến hành 3 ngày sau khi đặt tên.

Đôi vợ chồng trẻ người Si La trong ngày cưới

5 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Ẩm Thực Dân Tộc Si La

Người Si La quen dùng cả cơm nếp và cơm tẻ với các loại canh rau rừng là chính. Ðạm thực vật chủ yếu là sản phẩm của săn bắt, đánh cá.

Ngoài cách nấu cơm đồ xôi thông thường, người Si La cũng có cách làm cơm lam. Với lương thực là ngô, người Si La cũng xay thành bột, rồi đồ hai lần như mèn mén, mà người Mông vẫn làm. Ngô non còn luộc hoặc ngô già đem rang ăn như ăn quà.

Thực phẩm nguồn gốc động Vật cũng có nhiều cách chế biến khác nhau. Thông thường chúng ta đến nhà người Si La có thể thường gặp các cách chế biến như: luộc, kho, nướng và nộm chua.

Ngoài cách nấu canh và luộc rau, người Si La còn có cách làm rau. Đồng bào cho rau ngót rừng, rau tàu bay, đọt báng, măng dong đã rửa sạch, vo kỹ, cho vào ống nứa, rồi đặt lên bếp lửa đun cho đến khi vỏ nứa cháy là rau đã chín, chẻ ống nứa lấy rau ra ăn được.

Người Si La trong mâm cơm truyền thống ngày lễ

6 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Trang Phục Người Si La

Phụ nữ mặc váy, hở bụng, áo cài khuy bên nách phải, nổi bật là vạt ngực gắn đầy những đồng xu bạc, xu nhôm; cổ và tay áo được trang trí bằng cách gắn lên những đường vải màu khác nhau.

Váy màu đen hay chàm, khi mặc dắt ra phía sau. Khăn đội đầu phân biệt theo lứa tuổi và tình trạng hôn nhân. Phụ nữ thường đeo túi đan bằng dây gai.

Y phục nam giới Si La không khác y phục nam giới các dân tộc trong vùng: cũng áo xẻ ngực, ngắn, cổ  đứng, có hai hoặc ba túi; quần chân què, cạp lá toạ.

Tuy nhiên chiếc khăn đội đầu của nam giới Si La lại hoàn toàn khác với chiếc khăn đội đầu các dân tộc cùng cư trú trong vùng.

Nam giới Si La bao giờ cũng đội đầu bằng khăn màu trắng, vấn theo kiểu đầu rìu của người Kinh trước đây.

Tục nhuộm răng phổ biến, nam giới nhuộm đỏ, nữ nhuộm đen.

Trang phục truyền thống của người Si La

7 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Nhà Của Người Si La

Người Si La quần tụ trong vài ba bản ở huyện Mường Tè – Lai Châu, huyện Mường Nhé – Điện Biên Ở nhà đất, hai gian và hai chái nhỏ, có hiên và một cửa ra vào. Bàn thờ ở góc trái trong cùng, trên có một chén rượu nhỏ và một quả bầu.

Bếp chính ở giữa nhà, kê ba ông đầu rau bằng đá, ông đầu rau quan trọng nhất, nơi mà tổ tiên thường ở, trông coi bếp lửa, quay lưng hướng về bàn thờ.

Nhà truyền thống của người si La

8 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Tục Lệ Ma Chay Người Si La

Nghĩa địa thường để dưới bản, mộ của những người cùng họ thường ở gần nhau. Kiêng đặt mộ xa giữa những người khác họ. Chọn được đất ưng ý để đặt mộ thì cuốc một nhát, đặt cục than vào nhát cuốc đó, coi như đất đã có chủ.

Sáng hôm sau mới làm nhà táng và đào huyệt. Quan tài bằng khúc gỗ bổ đôi khoét rỗng. Cúng đưa hồn người chết về quê hương cũ ở Mồ U.

Sau khi chôn, gia đình tang chủ dội nước tắt bếp, mang hết than củi cũ ra ngoài nhà rồi mới đốt bếp. Không có tục cải táng và tảo mộ.

Người Si La Ðể tang bằng cách: con trai buộc túm ít tóc trên đỉnh đầu, con gái tháo vòng tay, vòng cổ.

Tục lệ thờ cúng của người Si La

9 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Tục Lệ Thờ Cúng

Con cái thờ bố mẹ đã mất. Mỗi bàn thờ phải có chén thờ lấy từ chén cúng cơm bố mẹ trong ngày làm ma. Nhà có bao nhiêu con trai thì có bấy nhiêu chén và tất cả để lên bàn thờ.

Ðến khi chia nhà thì mang chén đó ra lập bàn thờ riêng. Thờ tổ tiên từ đời ông trở lên do người trưởng họ đảm nhận. Lễ cúng bàn là lễ cúng quan trọng nhất cầu mong cả bản không ốm đau, bệnh tật, lợn gà không bị thú rừng bắt trong năm.

Cứ 7 năm lại làm lễ cúng hồn lúa, dùng vợt bắt cá, gạo đưa đường để đưa hồn lúa từ nương về bản, tới nhà rồi cất kỹ trên bồ thóc.

10 CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN: Lễ Tết Của Người Si La

Ngày tết năm mới vào đầu tháng 12 âm lịch. Ngoài ra họ còn ăn tết cơm mới.

Người si La trong ngày lễ truyền thống

11 Văn Hoá, Văn Nghệ Truyền Thống

Người Si La hát giao duyên giữa nam nữ thanh niên, hát sử ca.

Các bài dân ca được người Si La sáng tác trong quá trình sinh sống và lao động sản xuất không ngừng hoàn thiện, trải qua sự phát triển lâu dài nó hình thành như một nét văn hóa tất yếu và độc đáo, mang nét văn hóa riêng biệt so với các dân tộc khác.

Các bài hát dân ca đa dạng về loại hình, chia thành các thể loại như:

Thơ ca lao động sản xuất; Thơ ca nghi lễ phong tục, gồm có hát trong đám tang, hát mừng nhà mới, hát trong lễ cưới;

Thơ ca sinh hoạt, gồm có hát ru, hát giao duyên, hát vui chơi.

Các em nhỏ người Si La

12 Lời Kết

Chào Các bạn, trên đây là một số thông tin về văn hoá, và những nét đặc trưng của dân tộc Si La một trong 19 các dân tộc Điện Biên đang cùng sinh sống của Thổ Địa Điện Biên.

Hãy cùng tìm hiểu thêm các dân tộc khác đang cùng sinh sống tại Điện Biên ở bên dưới link nhé.

——->>> Xem thêm Dân tộc Khơ – Mú

——->>> Xem thêm Dân tộc Thái

——->>> Xem thêm Dân tộc Kháng

—->>> City Tour du lịch Điện Biên 3n2đ tại đây

—->>> City Tour du lịch Điện Biên 2n1đ tại đây

Những di tích lịch sử cách mạng này mãi mãi là minh chứng cho sự tồn tại và phát triển bền vững của mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng.

Xem thêm Tour Du Lịch Điện Biên cùng Thổ địa tại đậy

 

CÔNG TY TNHH TMDV DU LỊCH PHAN THÀNH TÂY BẮC

Số 79 Tổ 5 Phường Mường Thanh, Thành Phố Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên

0789.117.227

phanthanhtaybac@gmail.com

https://www.facebook.com/dulichdienbiencungthodia

Bài viết liên quan
Gọi điện thoại
0789.117.227
Chat Zalo